Kỹ năng di cư an toàn khi ra nước ngoài làm ăn xa cho hội viên, phụ nữ

15:16 | 17/07/2023

Hiện nay, ngày càng có nhiều phụ nữ Việt Nam rời xa quê hương để đến những vùng đất mới tìm kiếm công việc và thu nhập để trang trải cho bản thân và gia đình. Để phòng tránh những rủi ro, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hội LHPN Việt Nam) đã đưa ra một số lưu ý, kỹ năng giúp chị em an toàn khi ra nước ngoài làm việc.
Triển lãm kể chuyện đời nữ lao động di cư Triển lãm kể chuyện đời nữ lao động di cư
Với chủ đề đậm tính nhân văn và cách thể hiện sinh động, triển lãm "Nơi tôi đến" (diễn ra đến hết ngày 20/4), là một sự kiện văn hóa để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với người dân Thủ đô và du khách đến tham quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội).
Tuyên truyền biển, đảo cho cán bộ, hội viên phụ nữ TP. Phú Quốc Tuyên truyền biển, đảo cho cán bộ, hội viên phụ nữ TP. Phú Quốc
Chiều 13/7, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Phú Quốc tổ chức Hội nghị tuyên truyền, cung cấp thông tin về tình hình biển, đảo cho cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn TP. Phú Quốc.

Những điều cần lưu ý trước khi di cư, ra nước ngoài làm việc:

Tìm hiểu kỹ thông tin nơi sẽ đến làm việc. Cẩn trọng với những lời hứa hẹn thu nhập cao. Để xác minh các thông tin này, chị em nên tham khảo, hỏi thông tin về công việc từ ít nhất 3 người (có thể là các cán bộ của Hội LHPN, Ủy ban Nhân dân và tổ chức quốc tế/hoặc tổng đài 111 của Bộ LĐTBXH hoặc tổng đài 1900969680 của Hội LHPN Việt Nam).

Liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi nước ngoài do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp. Danh sách các doanh nghiệp có giấy phép trên trang Thông tin điện tử của Cục Quản lý Lao động Ngoài nước.

Thông báo cho chính quyền địa phương kế hoạch đi làm việc, cung cấp địa chỉ nơi làm việc.

Để lại địa chỉ nơi làm việc cho gia đình, bạn bè.

Một số kỹ năng
Chị em cần nắm rõ một số kỹ năng di cư an toàn để tự bảo vệ bản thân. (Ảnh: KT)

Trước khi quyết định đi, cần trả lời các câu hỏi sau:

Bạn có biết nơi bạn sẽ đến một cách rõ ràng không?

Bạn có biết bất cứ ai sống ở thành phố, nơi bạn sẽ đến không?

Bạn có số điện thoại của người đó không?

Bạn có thể gọi cho họ để lên kế hoạch gặp khi bạn đến nơi không?

Bạn có biết làm thế nào để quay về địa phương/về nước khi công việc kết thúc không?

Bạn có đủ tiền để sống trong một thời gian nhất định khi bạn mới tới nơi và trở về nhà không? Hãy nhớ rằng, sẽ rất nguy hiểm nếu bạn phải vay mượn từ tiền từ một nhà tuyển dụng, hoặc một người sử dụng lao động để thực hiện chuyến đi này, hoặc bạn phải đi vay nợ để trả khoản tiền đặt cọc cho nhà tuyển dụng.

Bạn có đi cùng bạn bè không?

Bạn có biết bất cứ ai đã được thuê qua người này hoặc nhà tuyển dụng này trước đó chưa?

Người tìm được việc đó có thỉnh thoảng về thăm nhà không?

Người tìm được việc đó có hay gọi về cho gia đình không?

Người đang thu xếp công việc cho bạn có thể nói cho bạn biết tên của công ty mà bạn sẽ đến làm việc không?

Họ có thể nói cho bạn biết địa chỉ và số điện thoại của công ty đó không?

Bạn có thể tìm được tên và địa chỉ của công ty đó trên mạng Internet không?

Bạn có ký hợp đồng với công ty đó không?

Nếu bạn không có hợp đồng, bạn đã trao đổi về các điều kiện công việc mình sẽ làm chưa?

Nếu câu trả lời của bạn là "Không" hãy suy nghĩ lại về kế hoạch đi tìm việc làm. Bạn có thể đang đối mặt với rủi ro.

Những điều cần lưu lý trong quá trình di chuyển từ Việt Nam sang một nước khác:

Luôn mang giấy tờ tùy thân bên mình.

Lưu vào máy điện thoại và ghi lên tờ giấy số điện thoại hỗ trợ khi cần thiết (số điện thoại của gia đình, của người tin tưởng, tổng đài 111, tổng đài 1900969680; tổng đài 180001768).

Để lại bản sao công chứng các giấy tờ tùy thân quan trọng của bạn cho một người thân mà bạn tin tưởng ở nhà giữ hộ (hộ chiếu, chứng minh thư/căn cước công dân…) phòng ngừa trường hợp bạn gặp rủi ro hoặc mất giấy tờ, họ có thể dễ dàng giúp đỡ.

Giữ các bản sao công chứng giấy tờ mà bạn mang đi ở một vị trí khác với chỗ cất những giấy tờ thật.

Những điều cần lưu lý tại nơi đến làm việc:

Tìm hiểu thêm thông tin: Pháp luật, văn hóa tại nơi đến.

Hỏi địa chỉ cụ thể rõ ràng nơi bạn đã đến và thông tin về cho gia đình.

Thống nhất với gia đình thời gian liên hệ vào một ngày, giờ cố định.

Thận trọng và cảnh giác với cám dỗ, cạm bẫy.

Tham gia nhóm cùng quê hương để hỗ trợ nhau.

Tìm hiểu, lưu địa chỉ, số điện thoại của cơ quan Việt Nam, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại; hoặc đồn công an tại nơi đến trên điện thoại hoặc trên tờ giấy.

Những kỹ năng trên sẽ giúp chị em phụ nữ và những người đang có ý định di cư có thêm kiến thức để tự bảo vệ mình, tránh rơi vào bẫy của những tổ chức có ý định lợi dụng nhu cầu, mong muốn đi ra nước ngoài để làm việc xấu.

Cả nước có 142.779 lao động ra nước ngoài làm việc trong năm 2022 Cả nước có 142.779 lao động ra nước ngoài làm việc trong năm 2022
Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, năm 2022, cả nước có khoảng 142.800 lao động ra nước ngoài làm việc, gấp hơn 3 lần số lượng lao động xuất cảnh của năm 2021. Với con số này, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã phục hồi như thời điểm trước khi xảy ra dịch COVID-19.
Ước mong giản dị của những nữ lao động di cư ở “Nơi tôi đến” Ước mong giản dị của những nữ lao động di cư ở “Nơi tôi đến”
Chiều 6/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội), Triển lãm “Nơi tôi đến” đã khai mạc và mở cửa đón khách tham quan. Bằng hình ảnh, phim tài liệu và bối cảnh dàn dựng, triển lãm kể câu chuyện mưu sinh và thích ứng với cuộc sống đô thị của các nữ lao động di cư từ nhiều miền quê đến Hà Nội.

Hồng Vân (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ky-nang-di-cu-an-toan-khi-ra-nuoc-ngoai-lam-an-xa-cho-hoi-vien-phu-nu-188817.html

In bài viết