Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất cả nước

15:54 | 29/06/2023

Trong quý 2/2023, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là hai vùng có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cao nhất cả nước, tương ứng là 2,65% và 2,64%.
Tỷ lệ lao động không có việc làm giảm một nửa so với cao điểm COVID-19, dù vẫn cao Tỷ lệ lao động không có việc làm giảm một nửa so với cao điểm COVID-19, dù vẫn cao
Có tới 31% người lao động tham gia khảo sát của Ban IV cho biết đang ở trong tình trạng không có việc làm. Tỷ lệ này đã giảm mạnh so với trong bối cảnh COVID-19 là 62% (tại tháng 8/2021) và 53% (tại tháng 10/2021)...
Cả nước có 471 người nhận lương hưu trên 20 triệu đồng/tháng, cao nhất 124 triệu Cả nước có 471 người nhận lương hưu trên 20 triệu đồng/tháng, cao nhất 124 triệu
Các trường hợp nhận lương hưu trên 20 triệu đồng/tháng đều làm việc trong các công ty tư nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, có thời gian đóng BHXH theo mức lương thực hưởng bằng tiền ngoại tệ hoặc tiền đồng Việt Nam ở mức cao (trước năm 2007) hoặc theo mức tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu chung/mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (từ năm 2007 trở đi).
Xem trước bài viết |  BizLIVE.vn - Nhịp sống doanh nghiệp
Ảnh minh họa

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, quý 2 và 6 tháng đầu năm 2023, lực lượng lao động có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động, việc làm tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chủ yếu do các doanh nghiệp thiếu đơn hàng sản xuất.

Gia tăng lao động phi chính thức

Cụ thể, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý 2/2023 ước tính là 52,3 triệu người, tăng 107,1 nghìn người so với quý trước và tăng 698,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý 2/2023 là 68,9%, không đổi so với quý trước và tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,3 triệu người, tăng 867 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,9%, tăng 0,6 điểm phần trăm.

Lao động có việc làm quý 2/2023 ước tính là 51,2 triệu người, tăng 83,3 nghìn người so với quý trước và tăng 691,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, lao động có việc làm là 51,2 triệu người, tăng 902 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Tổng cục Thống kê cho biết, nhìn chung, lao động có việc làm có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động phát triển chưa bền vững khi số lao động có việc làm phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn.

Theo đó, số lao động có việc làm phi chính thức chung (bao gồm cả lao động làm việc trong hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản) quý 2/2023 là 33,3 triệu người, chiếm 65,1% trong tổng số lao động có việc làm và tăng 301,9 nghìn người so với quý trước.

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng lên ở hầu hết các vùng kinh tế - xã hội, trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng là 55,8% tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý trước và vùng Đông Nam Bộ là 47,5%, tăng 1,9 điểm phần trăm.

Lao động có việc làm phi chính thức khu vực dịch vụ là 11,6 triệu người, tăng 498,9 nghìn người so với quý trước. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức khu vực dịch vụ quý 2/2023 là 57,1%, tăng 1,5 điểm phần trăm so với quý trước.

Nguyên nhân tăng chủ yếu do nhiều doanh nghiệp công nghiệp cắt giảm lao động nên lao động có xu hướng chuyển dịch sang khu vực dịch vụ và chấp nhận làm công việc ít ổn định hơn.

Về số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý 2/2023 là 940,7 nghìn người, tăng 54,9 nghìn người so với quý trước và tăng 58,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý 2/2023 là 2,06%, tăng 0,12 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Lao động nghỉ việc chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 2/2023 là 2,3%, tăng 0,05 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,02 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực thành thị là 2,75%, khu vực nông thôn là 2,01%.

Điều đáng lưu ý, trong quý 2/2023, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là hai vùng có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cao nhất cả nước, tương ứng là 2,65% và 2,64%.

Tổng cục Thống kê nhận định: "Tình trạng nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề thiếu đơn hàng diễn ra từ quý 4/2022 và tiếp tục kéo dài sang quý 2/2023, dẫn đến hàng trăm nghìn người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, ảnh hưởng tới đời sống của người lao động".

Theo báo cáo nhanh từ các địa phương, số lao động nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp trên cả nước trong quý 2 năm nay khoảng 241,5 nghìn người, giảm 52,5 nghìn người so với quý trước, chủ yếu là lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 84,1%), tập trung ở ngành da giày với 66,3% và dệt may với 14,4%.

Một số địa phương có số lao động nghỉ giãn việc như Bắc Giang 9,3 nghìn người; Bình Dương 9,8 nghìn người; Quảng Ngãi 10,3 nghìn người; Tiền Giang 11,9 nghìn người; Bình Phước 17 nghìn người; Ninh Bình 19,8 nghìn người; Thanh Hóa 98,3 nghìn người.

Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất cả nước ảnh 1
Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (2021-2023)

Thu nhập bình quân của lao động tăng

Tổng cục Thống kê cho biết, thu nhập bình quân của lao động quý 2/2023 là 7 triệu đồng/tháng, giảm 79 nghìn đồng so với quý 1/2023 và tăng 355 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2022.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, thu nhập bình quân của lao động là 7 triệu đồng/tháng, tăng 7,6%, tương ứng tăng 497 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, theo Tổng cục Thống kế, đời sống của hộ dân cư trong 6 tháng đầu năm 2023 được cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2022 khi tỷ lệ hộ dân cư đánh giá có thu nhập trong 6 tháng đầu năm nay không thay đổi và tăng lên so với tháng cùng kỳ năm 2022 là 94%, tăng 15 điểm phần trăm so với kỳ báo cáo 6 tháng năm 2022.

Các nguyên nhân chính làm cho thu nhập giảm được các hộ gia đình đánh giá như sau: 38,4% hộ gia đình có thành viên mất việc làm/tạm nghỉ việc; 27,4% hộ đánh giá do chi phí đầu vào cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ tăng và 22,8% hộ đánh giá do giá bán các sản phẩm từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ giảm.

Về tác động tiêu cực đến đời sống trong 6 tháng đầu năm 2023, có 30,8% hộ gia đình cho biết đang phải chịu những ảnh hưởng do giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao; 5,9% hộ gia đình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đối với con người và 2% hộ gia đình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng...

51 nghìn tỷ đồng chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp 51 nghìn tỷ đồng chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp
Thông tin từ BHXH Việt Nam cho biết, tính đến ngày 30/01/2023, BHXH Việt Nam đã cấp số tiền trên 51 nghìn tỷ đồng để cơ quan BHXH 63 tỉnh, thành phố chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người tham gia.
Người lao động tại doanh nghiệp nào có mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cao nhất? Người lao động tại doanh nghiệp nào có mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cao nhất?
Tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động tại doanh nghiệp có xu hướng tăng lên hàng năm. Trong đó, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động cao nhất thuộc về doanh nghiệp Nhà nước.

Nguyễn Nga

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dong-bang-song-cuu-long-co-ty-le-that-nghiep-cao-nhat-ca-nuoc-188000.html

In bài viết