Mùa đót rừng nơi biên giới Quảng Trị

06:57 | 19/02/2023

Vào khoảng thời gian từ tháng 12 năm trước cho đến tháng 3 năm sau, tại vùng biên Việt - Lào thuộc tỉnh Quảng Trị sẽ là thời vụ thu hoạch đót rừng. Bao năm qua, đi theo mùa đót để mưu sinh trong những tháng này đã giúp nhiều hộ đồng bào DTTS có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống.
Lào - Campuchia đạt được thỏa thuận đột phá trong vấn đề biên giới Lào - Campuchia đạt được thỏa thuận đột phá trong vấn đề biên giới
Tri ân những người bảo vệ biên giới Tri ân những người bảo vệ biên giới

Đồng bào các DTTS ở Quảng Trị - Đi theo mùa Đót rừng

Chị Hồ Thị Ven, dân tộc Bru - Vân Kiều ở thôn A Rông, xã Lìa, huyện Hướng Hóa phơi đót cho chủ hàng mỗi ngày được trả công 250.000 đồng

Qua tìm hiểu, ngay tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa có 6 chủ hàng đót lớn, mỗi ngày giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động người DTTS trên địa bàn.

Đồng bào các DTTS ở Quảng Trị - Đi theo mùa Đót rừng 1

Chị Hồ Thị Dinh, người Pa Cô ở xã Lìa chia sẻ: "Mùa đót rừng năm nay đã tạo việc làm cho mình suốt gần 4 tháng có thu nhập ổn định"

Chỉ tính riêng ở thôn A Rông, xã Lìa đã có khoảng 10 lao động người Pa Cô; Bru - Vân Kiều có thu nhập cao trong những tháng đi làm công phơi đót cho các chủ hàng

Chỉ tính riêng ở thôn A Rông, xã Lìa đã có khoảng 10 lao động người Pa Cô; Bru - Vân Kiều có thu nhập cao trong những tháng đi làm công phơi đót cho các chủ hàng.

Đồng bào các DTTS ở Quảng Trị - Đi theo mùa Đót rừng 3

Ngoài lao động nữ, chủ hàng Nguyễn Thị Thanh Tú đang sử sụng hàng chục lao động nam người DTTS đi phơi đó.

Cùng với nhiều lao động khác, mùa đót rừng năm nay đã giúp anh Hồ Văn Nhơn, dân tộc Bru - Vân Kiều ở xã Húc có công việc ổn định, thu nhập khá trong nhiều tháng qua

Cùng với nhiều lao động khác, mùa đót rừng năm nay đã giúp anh Hồ Văn Nhơn, dân tộc Bru - Vân Kiều ở xã Húc có công việc ổn định, thu nhập khá trong nhiều tháng qua

Phơi đót là công đoạn cuối cùng để đưa đót về xuôi tiêu thụ. Trước đó, hái đót, tập kết phân loại đót....cũng đã tạo ra rất nhiều việc làm cho đồng bào các DTTS.

Đồng bào các DTTS ở Quảng Trị - Đi theo mùa Đót rừng 5

Lao động nam người DTTS với ưu điểm khỏe mạnh, chăm chỉ nên còn được bố trí những công việc nặng hơn, như kéo xe, bê vác đót với số tiền công cao hơn

Đồng bào các DTTS ở Quảng Trị - Đi theo mùa Đót rừng 6

Đót sau khi phơi, được các thương lái vận chuyển đi tiêu thụ.

Mưu sinh theo mùa đót rừng đã giúp đồng bào DTTS có công ăn, việc làm ổn định. Tuy nhiên, hiện nay, cây đót trong tự nhiên ngày càng khan hiếm, do vậy các cấp chính quyền địa phương cũng cần sớm có những giải pháp để bảo đảm vùng nguyên liệu này, như phân vùng quản lý, giao cho đồng bào DTTS chăm sóc; thậm chí là trồng bổ sung. Bởi đây cũng là cách tạo sinh kế để đồng bào các DTTS ở vùng biên Việt - Lào sống gần rừng có thể phát triển kinh tế từ rừng để giảm nghèo bền vững.

Nhật Bản và IOM trao tặng vật tư, trang thiết bị vệ sinh - y tế cho khu vực biên giới Quảng Trị Nhật Bản và IOM trao tặng vật tư, trang thiết bị vệ sinh - y tế cho khu vực biên giới Quảng Trị
Ngày 31/1, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã trao tặng các vật tư, trang thiết bị vệ sinh - y tế thiết yếu nhằm hỗ trợ các cán bộ tuyến đầu khu vực biên giới, đảm bảo quá trình mở cửa trở lại thông hành quốc tế của Chính phủ Việt Nam diễn ra an toàn.
Đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Trị được hưởng lợi từ dự án ứng phó biến đổi khí hậu Đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Trị được hưởng lợi từ dự án ứng phó biến đổi khí hậu
900 đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hơn 3700 nông dân tại Quảng Trị được hưởng lợi từ dự án “Thúc đẩy quan hệ đối tác bền vững giữa chủ rừng nhóm hộ gia đình và doanh nghiệp trong thực hiện quản lý rừng bền vững nhằm ứng phó biến đổi khí hậu” (Dự án PROSPER).

Theo Báo Dân tộc

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/mua-dot-rung-noi-bien-gioi-quang-tri-182452.html

In bài viết