Nhật Bản - Philippines phản đối mạnh mẽ vũ lực và cưỡng chế ở Biển Đông, Biển Hoa Đông

16:34 | 10/02/2023

Nhật Bản - Philippines quan ngại sâu sắc trước tình hình hiện nay ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, kêu gọi duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Tàu chiến Mỹ Tàu chiến Mỹ "thưa nhạt" ở Biển Đông nhưng chính sách có thay đổi?
Ngày 13/7/2022, Hạm đội 7 của hải quân Mỹ thông báo nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan bắt đầu hoạt động tại Biển Đông. Cùng ngày, Mỹ điều tàu khu trục USS Benfold tới thực hiện hoạt động tự do hàng hải (FONOP) tại Hoàng Sa. Tần suất các hoạt động này trong năm 2022 có giảm so với năm 2021. Liệu điều này có phải tín hiệu cho thấy thay đổi trong chính sách của Mỹ tại Biển Đông?
Phấn đấu xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình và hợp tác trong khu vực Phấn đấu xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình và hợp tác trong khu vực
Sáng 4/8, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 và ASEAN+3, đồng chủ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hàn Quốc nhằm kiểm điểm và đề ra phương hướng thúc đẩy hợp tác.
Nhật Bản-Philippines phản đối mạnh mẽ vũ lực và cưỡng chế ở Biển Đông, Biển Hoa Đông. (Nguồn: EPA-EFE)
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) đang có chuyến thăm Nhật Bản và có cuộc hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Kishida Fumio. (Nguồn: EPA-EFE)

Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước tình hình hiện nay ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời kêu gọi duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Tuyên bố chung có đoạn: “Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh trên biển cũng như tái khẳng định cam kết chung về tự do hàng hải và hàng không ở Biển Hoa Đông và Biển Đông".

Bên cạnh đó, hai bên khẳng định cam kết về cách tiếp cận dựa trên luật lệ trong việc giải quyết các tuyên bố chủ quyền gây tranh chấp ở các vùng biển trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Thủ tướng Kishida bày tỏ sự ủng hộ của Nhật Bản đối với phán quyết của tòa trọng tài quốc tế năm 2016 về vấn đề Biển Đông, trong đó tòa khẳng định yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.

Cả Tổng thống Marcos và Thủ tướng Kishida đều khẳng định phán quyết “là cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý".

Hai bên còn kêu gọi sớm hoàn tất một Bộ quy tắc ứng xử hiệu quả và thực chất ở Biển Đông “phù hợp với UNCLOS và không làm phương hại đến quyền của tất cả các bên liên quan".

Tăng cường phát triển hợp tác kinh tế biển xanh và hợp tác trên biển Đông Tăng cường phát triển hợp tác kinh tế biển xanh và hợp tác trên biển Đông
Trong hai ngày 16-17/11/2022, Học viện Ngoại giao đã tổ chức các Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 về chủ đề “Biển hoà bình – Phục hồi bền vững”.
Tạo động lực để quan hệ Việt Nam, Australia phát triển mạnh mẽ và toàn diện Tạo động lực để quan hệ Việt Nam, Australia phát triển mạnh mẽ và toàn diện
Chiều 30/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Australia, tại Trụ sở Nghị viện Australia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Australia Anthony Albanese.

Theo Báo TG&VN

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhat-ban-philippines-phan-doi-manh-me-vu-luc-va-cuong-che-o-bien-dong-bien-hoa-dong-182112.html

In bài viết