Nhật Bản hỗ trợ Hội An trùng tu di tích Chùa Cầu

10:58 | 31/12/2022

Uỷ ban nhân dân thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) vừa khởi công Dự án tu bổ di sản văn hoá thế giới Chùa Cầu - Hội An trong vòng 1 năm. Đây là hoạt động không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, giữ gìn di sản mà còn là giữ gìn nhịp cầu văn hoá hữu nghị Việt - Nhật khi năm sau, 2023 là năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Vì sao phố cổ Hội An được vinh danh trên Google Doodles? Vì sao phố cổ Hội An được vinh danh trên Google Doodles?
Ngày 16/7, Google Doodles đã để hình ảnh phố cổ Hội An trên trang chủ Tiếng Việt nhân dịp Hội An được bình chọn là thành phố du lịch tốt nhất thế giới năm 2019.
Hấp dẫn nghệ thuật thực cảnh kể sự tích Chùa Cầu- Hội An Hấp dẫn nghệ thuật thực cảnh kể sự tích Chùa Cầu- Hội An
Tối 28/3, Di sản Văn hóa Thế giới Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) bừng sáng và tấp nập bước chân du khách và người dân đổ về khu vực trung tâm phố cổ để thưởng thức chương trình biểu diễn thực cảnh "Hội An Show", khắc họa những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của mảnh đất này suốt bốn thế kỷ qua. Hội An Show cũng là một trong những hoạt động nổi bật trong chuỗi sự kiện văn hóa, nghệ thuật, giải trí mới mẻ và hấp dẫn được thực hiện với sự chung sức đồng lòng của chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân Hội An để vực dậy ngành du lịch và quảng bá hình ảnh thành phố di sản an toàn và mến khách.
Tồn tại gần 400 năm, Chùa Cầu là địa điểm được du khách yêu thích. (Ảnh: Báo Chính phủ).
Tồn tại gần 400 năm, Chùa Cầu là địa điểm được du khách yêu thích. (Ảnh: Báo Chính phủ).

Chùa Cầu bắc ngang con lạch nhỏ trong phố cổ Hội An, được các thương nhân Nhật Bản góp tiền xây dựng từ 400 năm trước. Chùa Cầu có kiến trúc nghệ thuật độc đáo không chỉ ở Việt Nam mà còn hiếm thấy trên thế giới. Công trình là sự hội tụ, kết hợp các giá trị văn hóa nội sinh và ngoại nhập, phương Đông - phương Tây.

Năm 1990, Chùa Cầu được cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đây là biểu tượng của khu phố cổ Hội An và đã qua bảy lần trùng tu. Tuy nhiên, do tọa lạc trong khu vực có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, chịu tác động của mưa lũ nên công trình nhanh xuống cấp. Bảo tồn, trùng tu di tích một cách kịp thời để di sản được bền vững là điều các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm.

Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An phối hợp với các cơ quan, ban ngành của thành phố thực hiện. Dự án tu sẽ được thực hiện trong năm 2022 và 2023, có sự tài trợ về kinh phí từ quỹ Sumitomo và hỗ trợ chuyên gia tư vấn từ tổ chức JICA Nhật Bản.

Với vốn đầu tư 20,3 tỷ đồng, Chùa Cầu - biểu tượng của phố cổ Hội An sẽ được trùng tu các hạng mục như gia cố hệ nền, móng, mố, trụ cầu; tu bổ hệ sàn, hệ khung gỗ, hệ mái; cải tạo hệ thống điện, chống mối công trình; số hóa di tích bằng công nghệ 3D phục vụ lưu trữ và công tác tu bổ, tổ chức hội thảo, tọa đàm, lập hồ sơ khoa học; tôn tạo cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; mạng internet, hệ thống camera an ninh và nhà bao che phục vụ thi công tu bổ và bảo quản di tích.

Việc tu bổ di sản chùa Cầu được đánh giá là kịp thời nhằm bảo tồn giá trị đặc biệt của di tích này. Đồng thời cũng là dấu ấn của quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản khi Dự án có sự tài trợ về kinh phí để nghiên cứu từ Quỹ Sumitomo và hỗ trợ chuyên gia tư vấn từ tổ chức JICA Nhật Bản.

Theo ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An- đơn vị được giao thực hiện dự án, đối với Dự án tu bổ di di tích Chùa Cầu, nguyên tắc cơ bản bảo tồn tối đa các yếu tố gốc, duy trì đồng thời giá trị và chức năng di tích, mọi sự can thiệp phải trên cơ sở tôn trọng khoa học, lịch sử và đảm bảo ổn định lâu dài, ứng dụng khoa học kỹ thuật phù hợp, duy trì tham vấn và ghi lại diễn tiến quá trình…với phương châm xuyên suốt là phải cân nhắc kỹ lưỡng, kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu khoa học và tham vấn chuyên gia trong suốt quá trình triển khai thi công.

Bước phát triển mới trong quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Quảng Nam và Hàn Quốc Bước phát triển mới trong quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Quảng Nam và Hàn Quốc
Sáng 27/12, tại Quảng Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc tỉnh Quảng Nam (Hội) đã tổ chức Đại hội đại biểu khóa III nhiệm kỳ 2022-2027. Ông Phan Thái Bình tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Hơn 6,6 triệu USD nhằm đa dạng sinh học và tạo sinh kế cho người dân Đồng Nai - Quảng Nam - Nghệ An Hơn 6,6 triệu USD nhằm đa dạng sinh học và tạo sinh kế cho người dân Đồng Nai - Quảng Nam - Nghệ An
Dự án BR trị giá hơn 6,6 triệu USD do UNDP tài trợ về "Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam" tại các Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Cù Lao Chàm - Hội An và Tây Nghệ An nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và tạo sinh kế cho người dân tại các địa phương này.

Mai Anh (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhat-ban-ho-tro-hoi-an-trung-tu-di-tich-chua-cau-180649.html

In bài viết