Du học sinh bị lừa quay video bắt cóc tống tiền cha mẹ

11:15 | 04/11/2022

Hai sinh viên đang du học tại Singapore được cho là đã đi du lịch đến Campuchia và quay video bắt cóc giả mạo hòng tống tiền cha mẹ nạn nhân.
Tổng Bí thư: Tổ chức cho học sinh đến trường phải tuyệt đối an toàn Tổng Bí thư: Tổ chức cho học sinh đến trường phải tuyệt đối an toàn
Sáng 8/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư Trung ương Đảng đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 8/12/2021 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022 và Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
300 học sinh mất cha mẹ vì đại dịch COVID-19 nhập trường nội trú 300 học sinh mất cha mẹ vì đại dịch COVID-19 nhập trường nội trú
Ngày 8/2, Trường Tiểu học, THCS, THPT Hy Vọng (Trường Hy Vọng) đã đón các em học sinh đầu tiên nhập trường.

Cảnh sát cho biết, vào ngày 28/10, hai sinh viên đại học sống ở Singapore đã được tìm thấy ở Campuchia sau khi bị lừa đến đó du lịch như một phần của vụ lừa đảo bắt cóc có dàn dựng.

Trường hợp đầu tiên liên quan đến một sinh viên 21 tuổi đã sống ở Singapore ít nhất bốn năm, trong khi trường hợp thứ hai liên quan đến một sinh viên 22 tuổi đã sống ở Singapore ít nhất ba năm.

Trong cả hai trường hợp, cha mẹ của nạn nhân sống ở Trung Quốc đều nhận được video quay cảnh con trai họ bị trói tay. Họ cũng nhận được yêu cầu tiền chuộc từ những người không quen biết.

Các bậc cha mẹ đã báo cáo vụ việc cho Lực lượng Cảnh sát Singapore (SPF) vào ngày 19 và 22 tháng 10.

Du học sinh bị lừa quay video bắt cóc tống tiền cha mẹ
Du học sinh là đối tượng để bọn lừa đảo nhắm đến

Các sinh viên trong cả hai trường hợp đều nhận được cuộc gọi từ những kẻ lừa đảo, tự xưng là cảnh sát từ Trung Quốc. Những kẻ lừa đảo nói với các nạn nhân rằng họ có liên quan đến việc lan truyền thông tin sai lệch ở Trung Quốc về dịch bệnh COVID-19. Những kẻ lừa đảo yêu cầu nạn nhân hỗ trợ trong việc điều tra và bảo họ đến Campuchia để thực hiện "nhiệm vụ" này.

Khi các nạn nhân đến Phnôm Pênh, họ được những kẻ lừa đảo hướng dẫn quay video tự mình đóng giả nạn nhân bị bắt cóc nhằm mục đích giáo dục và điều tra tội phạm lừa đảo. Họ cũng được yêu cầu ở tại các khách sạn khác nhau và ngừng giao tiếp với gia đình và bạn bè của họ.

Nhưng trên thực tế, băng nhóm lừa đảo đã dùng video của 2 nam sinh để tống tiền cha mẹ của họ ở Trung Quốc. Trong đó, nạn nhân đầu tiên được yêu cầu khoản tiền chuộc là 2 triệu nhân dân tệ (390.000 USD), và nạn nhân thứ hai là 800.000 nhân dân tệ (110.000 USD). Song nhóm tội phạm chưa nhận được bất cứ khoản tiền nào từ phía gia đình 2 nam sinh.

Du học sinh bị lừa quay video bắt cóc tống tiền cha mẹ
Ngày càng có nhiều thủ đoạn lừa đảo trên mạng xã hội

Với sự giúp đỡ của Cảnh sát Quốc gia Campuchia (CNP) và Đại sứ quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Phnom Penh, cảnh sát đã tìm thấy các nạn nhân ở Phnom Penh và đoàn tụ với gia đình.

Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2022, tổng cộng 476 vụ lừa đảo mạo danh quan chức Trung Quốc đã được báo cáo tại Singapore, với thiệt hại lên tới 57,3 triệu USD. Năm ngoái, cảnh sát nước này cũng ghi nhận 474 trường hợp lừa đảo tương tự và nạn nhân thiệt hại ít nhất 61,9 triệu USD.

Các du học sinh thường là “con mồi lý tưởng” cho những đối tượng xấu, vì đây là những người trẻ, thiếu kinh nghiệm sống, sống xa gia đình một thời gian dài nên có nhiều nỗi lo. Đặc biệt là du học sinh Trung Quốc, khi họ phải đối mặt với nhiều áp lực từ hệ thống luật pháp của nước sở tại. Họ có thể đã từng “đi làm chui” để kiếm thêm thu nhập. Nên dễ bị mắc vào bẫy từ những cuộc gọi lừa đảo khi không chắc mình đã làm gì sai hay phạm pháp không.

Ngoài ra, du học sinh Trung Quốc có những suy nghĩ mang tính đặc thù, khi nạn nhân đặt niềm tin một cách mù quáng vào những kẻ lừa đảo tự xưng là cơ quan công quyền.

Theo ông David Chew (Giám đốc Sở Nội vụ Thương mại Singapore) người dân, đặc biệt là du học sinh cần liên lạc với cảnh sát khu vực hoặc đại sứ quán để xác minh những lời cáo buộc mà người lạ gọi đến, bởi đây có thể là những đối tượng lừa đảo.

Muôn kiểu lừa tiền đặt cọc trên không gian mạng Muôn kiểu lừa tiền đặt cọc trên không gian mạng
Tiếp cận con mồi, đàm phán giao dịch, đòi trước tiền đặt cọc rồi… lặn mất tăm khi vừa nhận tiền, đó là chiêu bài lừa đảo tuy cũ nhưng vẫn qua mặt được nhiều nạn nhân, nhất là trên không gian mạng.
Video: Trộm tiền rồi phóng hỏa đốt nhà, tên trộm vô tình bị  lửa Video: Trộm tiền rồi phóng hỏa đốt nhà, tên trộm vô tình bị lửa "bám chặt"
Sau khi phóng hóa, không may chiếc quần của tên trộm bị dính xăng nên bám lửa và bốc cháy.

Thu Trang

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/du-hoc-sinh-bi-lua-quay-video-bat-coc-tong-tien-cha-me-177940.html

In bài viết