Ngày 18/7: Giá vàng thế giới tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn trong nước

08:37 | 18/07/2022

Ngày 18/7, giá vàng thế giới tăng nhẹ, duy trì ổn định trên ngưỡng 1.700 USD/ounce trong khi đó giá vàng trong nước không biến động nhiều, giao dịch dưới 68 triệu đồng/lượng.
Ngày 15/7: giá vàng trong nước giảm nhẹ, nhưng đắt hơn thế giới 19,59 triệu đồng/lượng Ngày 15/7: giá vàng trong nước giảm nhẹ, nhưng đắt hơn thế giới 19,59 triệu đồng/lượng
Sáng 15/7, giá vàng SJC được điều chỉnh giảm nhẹ. Trong khi đó, giá vàng thế giới cũng hồi phục, nhưng vẫn đang rất khó khăn để tìm động lực tăng giá sau khi lạm phát của Mỹ tăng 9,1% trong tháng 6/2022.
Ngày 16/7: giá vàng trong nước đứng yên, vàng thế giới tăng nhẹ Ngày 16/7: giá vàng trong nước đứng yên, vàng thế giới tăng nhẹ
Sáng 16/7, giá vàng trong nước được giữ nguyên ở mức 67 triệu đồng/lượng, trong khi vàng thế giới tăng nhẹ và duy trì quanh mốc kháng cự 1.700 USD/ounce. Tuy nhiên, mặt hàng kim loại quý này vẫn dễ bị tổn thương trong do đồng USD mạnh lên và lo ngại nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Giá va
Giá vàng thế giới tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn trong nước (Ảnh: TASS).

Giá vàng trong nước

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/7, giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji niêm yết như sau:

SJC TP.HCM: 67,35 triệu đồng/lượng (mua vào) - 67,95 triệu đồng/lượng (bán ra)

SJC Hà Nội: 67,35 triệu đồng/lượng (mua vào) - 67,97 triệu đồng/lượng (bán ra)

Doji Hà Nội: 67,3 triệu đồng/lượng (mua vào) - 67,9 triệu đồng/lượng (bán ra)

Doji TP.HCM: 67,4 triệu đồng/lượng (mua vào) - 67,8 triệu đồng/lượng (bán ra)

Giá vàng quốc tế

Trên thị trường thế giới, giá vàng chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 1,8 USD xuống còn 1.708,6 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 8/2022 trên sàn Comex New York giảm 2,2 USD xuống 1.703,6 USD/ounce.

USD liên tục tăng khiến vàng không còn hấp dẫn, vàng vốn được định giá bằng đồng tiền này đối với người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đã tăng thêm 0,64% lên gần mức 108,7.

Khả năng Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất mạnh tại cuộc họp chính sách sắp tới làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, vốn không sinh lời.

Dự báo giá vàng

Chiến lược gia của ANZ Daniel Hynes đánh giá giá vàng giảm xuống mức thấp nhất trong 11 tháng là do các nhà đầu tư có xu hướng tránh xa kim loại quý này để ủng hộ USD trong bối cảnh xu hướng giảm rủi ro trên khắp các thị trường.

Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho rằng, vàng là kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn. Vàng từng có lịch sử hoạt động tốt trong bối cạnh lạm phát cao, thậm chí có những năm lạm phát hơn 3%, giá vàng tăng tới 14%. Trong những thời kỳ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ trên 5% so với cùng kỳ, vàng đã tăng hơn 25%.

Colin Cieszynski, Giám đốc chiến lược thị trường tại SIA Wealth Management dự báo, vàng có thể sẽ giao dịch ở mức 1.680 USD/ounce trong thời gian tới.

Ngày 12/7: giá vàng trong nước đứng yên khi giá thế giới giảm thấp Ngày 12/7: giá vàng trong nước đứng yên khi giá thế giới giảm thấp
Sáng 12/7, giá vàng trong nước đứng yên so với phiên liền trước. Trong khi đó, giá vàng thế giới lại giảm thấp, giao dịch ở mức thấp nhất 9 tháng trong bối cảnh USD mạnh lên.
Ngày 14/7, giá vàng trong nước và thế giới tăng nhẹ Ngày 14/7, giá vàng trong nước và thế giới tăng nhẹ
Giá vàng trong nước hiện tăng khoảng 50.000 - 300.000 đồng/lượng. Cùng với đó, giá vàng thế giới trên sàn Kitco giao dịch ở mức 1.734 USD/ounce, tăng 9 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.

Hồng Vân (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ngay-187-gia-vang-the-gioi-tang-nhe-nhung-van-thap-hon-trong-nuoc-172316.html

In bài viết