Độc đáo tết So Loọc người Tày- Nùng xứ Lạng

14:58 | 08/07/2022

Ngày 4/7 (tức ngày 6/6 âm lịch) là ngày Tết So Loọc của người Tày. Nùng, Trong quan niệm của người Tày, So Loọc (hay còn gọi là So Lộc) có nghĩa là “xin lộc trời, lộc thần linh, lộc của ông bà tổ tiên” để làm ăn thuận lợi, mùa màng tốt tươi.
Độc đáo Tết Gơ rơ của đồng bào Khơ Mú Độc đáo Tết Gơ rơ của đồng bào Khơ Mú
Mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền Tây xứ Nghệ đều có một cái tết riêng. Nếu như người Mông vui đón Tết từ những ngày cuối tháng 10 (âm lịch) thì người Khơ Mú lại tổ chức Tết Gơ rơ vào cuối tháng 11 với nhiều nét riêng biệt, độc đáo.
Vu Lan của người Nùng: Tết báo hiếu, dịp 'Về ngoại' Vu Lan của người Nùng: Tết báo hiếu, dịp 'Về ngoại'
Nhiều người cho rằng tháng Bảy âm lịch là tháng cô hồn, tháng xấu nhất trong năm nên kiêng kỵ mọi thứ từ việc xây nhà, mai táng, cưới xin, ký hợp đồng, thăng chức… Nhưng với dân tộc Nùng thì tháng Bảy âm lịch lại hoàn toàn khác.

Tết So Lộc là một lễ tết gắn với tín ngưỡng nông nghiệp, được tổ chức vào ngày mùng 6/6 âm lịch. Thời điểm này, thời tiết đang vào độ oi bức nhất của mùa hè. Người Tày và Nùng có câu “Bươn slam lồng chả, bươn hả đăm nà” với ý nghĩa tháng ba gieo mạ, tháng năm cấy lúa. Theo lịch sản xuất truyền thống, khi đồng bào canh tác mỗi năm một vụ lúa, thì đây đang là lúc cây lúa phát triển xanh tươi.

Độc đáo tết So Loọc người Tày- Nùng xứ Lạng
Bữa cơm dịp tết So Lộc sẵn sàng thiết khách, bạn bè. Ảnh: Duy Chiến
Độc đáo tết So Loọc người Tày- Nùng xứ Lạng
Vịt quay nguyên con- đặc sản không thể thiếu trên mâm cỗ của người xứ Lạng. Ảnh: Duy Chiến
Độc đáo tết So Loọc người Tày- Nùng xứ Lạng
Món "Mảy Nhừng" làm bằng gạo, thịt gói lá bắp cải- đặc sản riêng có của người xứ Lạng. Ảnh: Duy Chiến
Độc đáo tết So Loọc người Tày- Nùng xứ Lạng
Bánh dậm thường được làm để cúng giỗ, ăn tết So Lộc. Ảnh: Duy Chiến

Vào ngày Tết So Lộc, người Tày - Nùng sẽ dùng thịt vịt, làm bún để cúng tổ tiên, thần Nông và thần Ngưu. Đến thăm bản làng người Tày trong ngày này, mọi người sẽ nghe thấy rộn ràng tiếng giã bột làm bún từ các nhà vọng ra.

Các gia đình thức dậy sớm, quét dọn, chỉnh trang nhà cửa, bàn thờ rồi thịt vịt, làm bún quây quần cùng nhau ăn. Trong quan niệm của người Tày, để làm ăn thuận lợi, cây cối tốt tươi, vụ mùa bội thu thì trong mâm lễ cúng tổ tiên trong ngày này, ngoài bún, thịt vịt, thịt gà thì phải có đặc sản vùng miền như “xì tải” (bánh dậm) và “pẻng tể” (bánh tẻ)…

Độc đáo tết So Loọc người Tày- Nùng xứ Lạng
Các hộ gia đình người Tày- Nùng Lạng Sơn làm bún ăn dịp tết. Ảnh: Duy Chiến

Sau khi cúng tổ tiên, cả nhà sẽ sửa soạn lễ vật để gia chủ mang ra cúng thần ruộng. Lễ vật cúng thần ruộng bao gồm một vài cây tiền cắt bằng giấy màu, nhuộm vào cây tiền vài giọt máu gà… những lễ vật này sẽ được cắm ở thửa ruộng gần nhà và dòng nước chảy vào ruộng. Đồng bào tin rằng, việc tế cây tiền có ý nghĩa là dâng cúng tiền (vật chất) cho thần ruộng, với mong muốn thần ruộng sẽ phù hộ cho một mùa màng bội thu.

Độc đáo tết So Loọc người Tày- Nùng xứ Lạng
Dịp ăn tết So Lộc, các món ăn truyền thống của xứ Lạng được giới thiệu. Ảnh: Duy Chiến

Ngoài ra, người Tày, Nùng quan niệm tiết gà có thể xua đuổi được ma quỷ, vậy nên đồng bào nhuộm tiết gà vào cây tiền để xua đuổi ma quỷ khỏi phá hoại mùa màng. Trong ngày tết So Lộc, ngoài cúng thần ruộng người Tày và Nùng còn cúng vía trâu. Lễ vật trong lễ cúng không thể thiếu đoạn cành núc nác với 2 mấu ở 2 đầu, giống như xương cẳng trâu. Cúng đoạn cây núc nác này sẽ giúp cho xương trâu bò chắc khỏe.

Độc đáo tết So Loọc người Tày- Nùng xứ Lạng
Dịp tết So Lộc, người dân xứ Lạng có dịp tề tựu cúng giỗ tổ tiên, thần nông, thần núi. Ảnh: Duy Chiến

Sau khi cúng thần ruộng, vía trâu xong cả nhà sẽ ngồi lại cùng nhau ăn một bữa cơm sum họp, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong sản xuất, đời sống.

Bữa cơm này đã không còn đơn thuần là bữa ăn bình thường, mà trở thành bữa ăn cộng cảm, góp phần gắn kết các thành viên trong gia đình lại gần nhau hơn.

Nét đẹp trong phong tục cưới hỏi của dân tộc Nùng Nét đẹp trong phong tục cưới hỏi của dân tộc Nùng
Chiếm 38,4% dân số toàn huyện, sinh sống ở 11/24 xã, thị trấn, người Nùng có lịch sử sinh sống lâu đời và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cộng đồng các dân tộc ở huyện Hoàng Su Phì. Những năm qua, các thế hệ người Nùng luôn chú trọng gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mình, trong đó có những nét đẹp trong phong tục cưới hỏi, bởi người Nùng quan niệm lễ cưới không chỉ đơn thuần là việc kết duyên của đôi lứa mà còn có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục đạo làm con, nghĩa vợ chồng.
Độc đáo mũ Then người Tày, Nùng xứ Lạng Độc đáo mũ Then người Tày, Nùng xứ Lạng
Thực hành Then là loại hình văn hóa dân gian mang nhiều ý nghĩa đặc sắc vùng miền, là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào Tày, Nùng (Lạng Sơn). Trong trang phục, dụng cụ người làm Then thì chiếc mũ tạo nên hình tượng độc đáo, sức lan tỏa, uy nghiêm của thầy Then.

Theo: tamviet.tienphong.vn

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/doc-dao-tet-so-looc-nguoi-tay-nung-xu-lang-171684.html

In bài viết