Thả các cá thể động vật quý hiếm về biển

19:57 | 25/05/2022

Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Lý Sơn vừa tiếp nhận và tái thả một cá thể rùa xanh (Cheronia mydas) quý hiếm về biển an toàn.
Tết trồng cây vì một biên cương xanh Tết trồng cây vì một biên cương xanh
Ngày 19/5, Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động và ra quân trồng cây xanh trên khu vực biên giới. Đây là một hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022).
Trồng 2.000 cây xanh tại các huyện biên giới tỉnh Đắk Lắk Trồng 2.000 cây xanh tại các huyện biên giới tỉnh Đắk Lắk
Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2022), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức trồng 2.000 cây xanh tại các huyện biên giới Buôn Đôn, Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk).

Chiều 22/5, tại bãi biển gần khu vực cổng Tò Vò, một người dân trú tại thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) phát hiện một cá thể rùa đang vướng lưới. Biết đây là loài nguy cấp, quý hiếm, người dân ngay lập tức điện thoại báo về Ban quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn để phối hợp xử lý.

Qua kiểm tra tại hiện trường, xác định đây là cá thể rùa xanh nặng khoảng 10kg, chiều dài mai 45cm, rộng 40cm, kích thước đầu 6x9cm, đã sinh trưởng khoảng 7 năm tuổi. Cá thể này vẫn trong tình trạng khỏe mạnh nên Ban quản lý quyết định giải thoát và thả về tự nhiên.

Thả các cá thể động vật quý hiếm về biển
Cá thể rùa xanh quý hiếm được thả về biển. Ảnh: Báo Quảng Ngãi

Nhằm bảo vệ các loài rùa biển quý hiếm, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn đang phối hợp xây dựng mạng lưới để tiếp nhận các cá thể rùa còn sống, cứu hộ, chữa trị, đảm bảo đủ điều kiện để rùa tự sinh sống được trước khi thả ra môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, tập trung tuyên truyền cho ngư dân, du khách khi gặp rùa lên bãi đẻ hoặc đi biển thấy rùa bị nạn thì báo ngay cho lực lượng cứu hộ.

Rùa xanh (tên khoa học Chelonia mydas) là loài động vật quý hiếm, nguy cấp, được ưu tiên bảo vệ, thuộc Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Sách đỏ Việt Nam.

Trước đó, trong tháng 5/2022 Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành thả cá thể vích biển có trọng lượng khoảng 120kg về với môi trường tự nhiên. Đây cũng là cá thể vích lớn nhất từ trước đến nay được cơ quan chức năng Cà Mau đưa về với môi trường tự nhiên.

Thả các cá thể động vật quý hiếm về biển
Lực lượng chức năng Cà Mau thả con vích về với biển. Ảnh: Báo Nhân Dân

Vị trí thả con vích cách cửa biển Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) khoảng 2km.

Vích là loài thuộc họ rùa biển, con trưởng thành thường cân nặng từ 25-50kg. Đây cũng là loài được liệt vào danh sách những loài bị tổn thương, bị cấm buôn bán, sát hại...

51 tàu cá và 256 người gặp tai nạn, sự cố trên biển trong quý I/2022 51 tàu cá và 256 người gặp tai nạn, sự cố trên biển trong quý I/2022
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra các tàu cá trước khi xuất bến, đảm bảo các tàu cá phải có đầy đủ trang thiết bị an toàn cho thuyền viên khi số vụ tai nạn, sự cố trên biển ngày càng xảy ra phức tạp.
Thả 1 triệu con tôm giống ra biển, tái tạo nguồn lợi thủy sản Thả 1 triệu con tôm giống ra biển, tái tạo nguồn lợi thủy sản
Ngày 13/4, Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên phối hợp với Giáo hội Phật giáo tỉnh Phú Yên, UBND TP Tuy Hòa phát động và tổ chức thả 1 triệu con tôm giống ra biển, tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Bình Yên (t/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tha-cac-ca-the-dong-vat-quy-hiem-ve-bien-169113.html

In bài viết