Đại lễ Phật đản 2022 diễn ra vào ngày nào?

15:00 | 13/05/2022

Lễ Phật đản (hay còn gọi là ngày Phật đản sanh, ngày đản sanh của Đức Phật...) là một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật bên cạnh lễ Vu Lan và lễ Thành đạo.
Hội LHPN Việt Nam chúc mừng Đại lễ Phật đản 2022 Hội LHPN Việt Nam chúc mừng Đại lễ Phật đản 2022
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh chúc mừng Đại lễ Phật đản Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh chúc mừng Đại lễ Phật đản
Đại lễ Phật đản 2022 diễn ra vào ngày nào?
Lễ Phật đản là một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật bên cạnh lễ Vu Lan và lễ Thành đạo

Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 Âm lịch. Tuy nhiên, tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tại Colombo (tổ chức ngày 25/5 đến 8/6/1950) thì 26 nước thành viên đã thống nhất ngày lễ Phật Đản quốc tế chính là ngày rằm tháng 4 Âm lịch hằng năm.

Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày lễ Phật Đản chính là ngày kỷ niệm sự ngày sinh của Đức Phật Thích Ca. Tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật Đản, Phật thành đạo và Phật nhập niết bàn).

Chính vì vậy, đại lễ Phật Đản 2022 sẽ diễn ra vào ngày 15/4/2022 Âm lịch tức Chủ Nhật ngày 15/5/2022 Dương lịch.

Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng) và thực hành ăn chay và giữ ngũ giới, tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

Kỷ niệm Vesak cũng có nghĩa là làm những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người.

Ở một số quốc gia, đặc biệt là Sri Lanka, hai ngày được dành cho việc cử hành Vesak, việc bán rượu và thịt thường bị cấm và tất cả các cửa hàng rượu, bia và lò giết mổ phải đóng cửa do nghị định của chính phủ.

Chim, côn trùng và thú vật được phóng sinh như là một "hành động mang tính biểu tượng của sự giải thoát", của sự trả tự do cho những người bị giam cầm, bị bỏ tù, bị tra tấn trái với ý muốn của họ.

Tại Ấn Độ, Nepal, người dân thường mặc áo trắng khi lên các tịnh xá và ăn chay. Tại hầu hết các quốc gia châu Á đều có diễu hành xe hoa và nghi lễ tụng niệm, tại Hàn Quốc có lễ hội đèn hoa sen Yeon Deung Hoe rất lớn.

Phật đản là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều nước châu Á như Thái Lan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Myanmar, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Campuchia...

Theo truyền thống Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Lễ chính được tổ chức vào ngày rằm tháng 4 Âm lịch, Giáo hội các tỉnh thành và các chùa, tịnh xá thường tổ chức các hoạt động để mừng ngày đại lễ như: làm lễ đài để tổ chức chương trình văn nghệ, diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông, thuyết giảng về Phật pháp, nghi thức tắm Phật... để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, Đức phật đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau.

Ngoài ra, trước và trong dịp Đại lễ Phật đản, Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành, các chùa tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi và tặng quà cho những tăng, ni, Phật tử có uy tín, có công lao với Đạo pháp hoặc những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật…. Thông qua các hoạt động này là dịp để mỗi người con Phật nhận diện về vai trò của mình đối với trách nhiệm xây dựng xã hội, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, theo đúng phương châm của đạo Phật “sống tốt đời, đẹp đạo”.

Triển lãm đèn lồng truyền thống Seoul mừng Đại lễ Phật đản Triển lãm đèn lồng truyền thống Seoul mừng Đại lễ Phật đản
Thắp sáng 7 đóa sen trên sông Hương chào mừng Đại lễ Phật đản Thắp sáng 7 đóa sen trên sông Hương chào mừng Đại lễ Phật đản

Sơn Lâm (T/h)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dai-le-phat-dan-2022-dien-ra-vao-ngay-nao-168331.html

In bài viết