Dấu ấn hành trình thúc đẩy trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Việt Nam

21:08 | 10/05/2022

Sau ba năm thực hiện, dự án WeEmpowerAsia đã góp phần thúc đẩy các sáng kiến nhằm nâng cao quyền kinh tế của phụ nữ. Qua đó, kiến tạo cơ hội việc làm, thu nhập, môi trường làm việc cho phụ nữ để phát huy hết khả năng cống hiến, hướng tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội.
Đề nghị ESCAP tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Đề nghị ESCAP tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam, Thái Lan thúc đẩy tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số và xã hội số Việt Nam, Thái Lan thúc đẩy tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số và xã hội số

Ngày 10/5, Hội thảo “WeEmpower Asia - Dấu ấn hành trình” do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) được tổ chức nằm trong khuôn khổ dự án WeEmpowerAsia với sự tài trợ của Liên minh Châu Âu.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Thanh Thảo)
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Thanh Thảo)

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI cho biết Hội thảo hôm nay không chỉ có ý nghĩa nhìn lại dấu ấn hành trình của WeEmpowerAsia mà còn là cơ hội để các bên thảo luận nhằm duy trì các thành quả của dự án như một yếu tố phát triển bền vững cho chặng đường tiếp theo trong Hành trình đồng hành và hỗ trợ cộng đồng doanh nhân nữ Việt Nam của Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam và UN Women.

Tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ - WeEmpowerAsia là chương trình thực hiện từ năm 2019 – 2022. Sau ba năm thực hiện, dự án đã đạt được nhiều kết quả nổi bật như: nghiên cứu và vận động chính sách về bình đẳng giới trong doanh nghiệp; xây dựng Bộ Công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp trực tuyến trên cổng thông tin của Cục Phát triển Doanh nghiệp; xây dựng Giáo trình đại học “Giới trong Kinh tế và Quản trị” trang bị kiến thức bình đẳng giới cho thế hệ trẻ.

Bên cạnh đó còn thể hiện qua các con số cụ thể như: 3.323 doanh nghiệp do nữ làm chủ được nâng cao năng lực về quản trị doanh nghiệp, thích ứng với bối cảnh COVID-19 và bình thường mới; 7.700 phụ nữ đã tham gia các khóa học đào tạo trực tuyến về kỹ năng quản lý, lãnh đạo cho phụ nữ; 1.559 doanh nghiệp nâng cao nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm về nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ tại nơi làm việc, thị trường và cộng đồng; 136 doanh nghiệp Việt Nam đã ký ủng hộ nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ-WEPS…

Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Thanh Thảo)
Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo (Ảnh: Thanh Thảo)

Khẳng định kết quả Chương trình WeEmpowerAsia rất đáng khích lệ, bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam cho biết 2 năm dịch Covid-19 vừa qua đã tác động rất nặng nề đến kinh tế không chỉ ở Việt Nam mà còn rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó các doanh nghiệp nữ dường như khó khăn hơn rất nhiều. Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực về cải thiện lực lượng lao động nữ. Theo thống kê, từ năm 2019, tỉ lệ lực lượng lao động nữ chiếm một nửa trong tổng số lực lượng lao động của Việt Nam. Trong đó tỉ lệ lao động nữ tham gia lãnh đạo đã có sự gia tăng nhưng vẫn còn khiêm tốn và phần lớn các doanh nghiệp hiện nay do phụ nữ làm chủ thường là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo đó, bà Elisa Fernandez Saenz khẳng định điều quan trọng chuyển từ cam kết sang hành động là cần nỗ lực và quyết tâm chính trị của tất cả các bên liên quan để đạt được mục tiêu phụ nữ có thể hoàn toàn tham gia và hưởng lợi đầy đủ từ các hoạt động kinh doanh và môi trường làm việc bình đẳng.

Trao kỷ niệm chương cho các đối tác của WEA tại Việt Nam. (Ảnh: Thanh Thảo)
Trao Kỷ niệm chương cho các đối tác của WEA tại Việt Nam. (Ảnh: Thanh Thảo)

Ông Lê Thanh, Quản lý Chương trình của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam nhấn mạnh mục tiêu quan trọng của Chương trình là bảo đảm phụ nữ đóng góp và hưởng lợi công bằng từ quá trình Chuyển đổi Số - Xanh của Việt Nam trong bối cảnh sau đại dịch.

Cần Thơ - Nhật Bản: thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế Cần Thơ - Nhật Bản: thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Peru Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Peru

Hạnh Trần

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dau-an-hanh-trinh-thuc-day-trao-quyen-nang-kinh-te-cho-phu-nu-viet-nam-168080.html

In bài viết