Trung Quốc đã "hoàn tất quân sự hóa" ở ít nhất ba thực thể trên Biển Đông?

17:21 | 18/04/2022

Đô đốc John Aquilino, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, ngày 22/3 chia sẻ với hãng tin AP rằng Trung Quốc đã "hoàn tất quân sự hóa" ở ít nhất ba thực thể trên Biển Đông, gồm đá Vành Khăn, đá Subi và đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Mỹ, Nhật Bản và Úc tiến hành cuộc tập trận đa quốc gia trên Biển Đông Mỹ, Nhật Bản và Úc tiến hành cuộc tập trận đa quốc gia trên Biển Đông
Tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke USS Momsen cùng tàu của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản và Hải quân Hoàng gia Úc vừa tiến hành cuộc tập trận đa quốc gia trên Biển Đông kết thúc vào ngày 15/3.
Tàu chiến Mỹ hoạt động tự do hằng hải thách thức yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Tàu chiến Mỹ hoạt động tự do hằng hải thách thức yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ hôm 20/1 bác tin tàu khu trục USS Benfold của nước này bị Hải quân Trung Quốc xua đuổi gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, theo USNI News.

Ông nói phía Trung Quốc đã bố trí kho tên lửa, nhà chứa máy bay, hệ thống radar và một số cơ sở quân sự khác tại các đảo nhân tạo được bồi đắp trái phép này.

Đô đốc Aquilino cảnh báo quá trình quân sự hóa của Trung Quốc tại các thực thể trên Biển Đông sẽ "cho tiêm kích và oanh tạc cơ xuất kích", cùng với mối đe dọa từ các hệ thống tên lửa mà nước này bố trí ở đảo nhân tạo phi pháp.

"Trung Quốc muốn kiểm soát Biển Đông, tăng cường khả năng giám sát 24/7 tình hình thực địa và duy trì hiện diện ở toàn bộ các khu vực mà họ tự cho là thuộc chủ quyền của mình", thạc sĩ Nguyễn Thế Phương, giảng viên khoa quan hệ quốc tế thuộc Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM, nói với VnExpress về tính toán của Bắc Kinh khi tiến hành quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông.

Theo ông, ba đá Vành Khăn, Su Bi và Chữ Thập tạo thành một tam giác khép kín, nên việc bố trí các cơ sở, thiết bị quân sự trên các thực thể này cho thấy họ có tham vọng kiểm soát vùng biển rộng lớn ở phía nam Biển Đông.

Trung Quốc đã
Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 20/3. Ảnh: AP.

Về phía đông, Trung Quốc có thể coi bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines là mục tiêu quân sự hóa tiếp theo, còn ở phía bắc, nước này đang tiếp tục quân sự hóa quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ đang chiếm giữ phi pháp, trong đó có đợt triển khai tiêm kích J-11 năm 2020.

Ông Phương cho rằng với những động thái này, Trung Quốc đang hướng đến tăng cường đáng kể khả năng nhận thức hàng hải (Maritime Domain Awareness - MDA) trên Biển Đông, với mục đích kiểm soát hiệu quả hơn trên thực địa.

Thạc sĩ Phương lưu ý khái niệm "quân sự hóa" đối với những thực thể trên Biển Đông không thuần túy đề cập đến cơ sở hạ tầng tác chiến hay vũ khí "nóng" như sân bay, bến cảng, tên lửa... Khái niệm này còn bao gồm những hạ tầng "phần mềm" đóng góp cho mạng lưới C4ISR (gồm chỉ huy và kiểm soát, thông tin liên lạc, tính toán, tình báo, giám sát và do thám).

Ông nhận định Trung Quốc đã gần như hoàn thành mạng lưới C4ISR trên 4 chiều ở Biển Đông, gồm đáy biển, mặt biển, trên không và không gian, với sự tham gia của mạng lưới vệ tinh.

Theo ông Phương, mạng lưới này có thể giúp Trung Quốc có đủ "tai mắt" để nắm tình hình ở Biển Đông và không còn cần phô diễn sức mạnh "cơ bắp" trong một số trường hợp. Chuyên gia này tin rằng hoạt động quân sự hóa đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc sẽ không làm thay đổi căn bản tình hình khu vực, khi Trung Quốc tiếp tục áp dụng chiến thuật "vùng xám" trong tranh chấp với các nước láng giềng.

Ông Phương dự báo khi hoàn tất quân sự hóa ba đảo nhân tạo phi pháp, Trung Quốc sẽ tăng đáng kể năng lực triển khai các lực lượng chấp pháp và dân quân biển để phục vụ chiến thuật này.

"Trung Quốc có thể huy động tàu hải cảnh nhanh hơn, với tần suất dày đặc hơn và số lượng đông đảo hơn. Lực lượng dân quân biển cũng sẽ tăng hoạt động theo cách tương tự. Bởi vậy, các đảo nhân tạo được quân sự hóa phi pháp trên Biển Đông cũng là một phần của chiến thuật vùng xám", ông cảnh báo.

Gregory Poling, Giám đốc chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) của Mỹ, cũng có chung nhận định rằng hoạt động quân sự hóa đảo nhân tạo của Trung Quốc nhằm gây áp lực lên các nước trong khu vực, đồng thời mở rộng kiểm soát mọi hoạt động thời bình trên Biển Đông.

Tuần qua, Bộ Ngoại giao Indonesia đã công bố Quy định của Tổng thống số 41 năm 2022 được Tổng thống Indonessia Joko Widodo ký từ ngày 17/3/2022, liên quan đến Kế hoạch phân vùng cho biển Natuna - Bắc Natuna, khu vực chồng lấn với yêu sách "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc đưa ra trên Biển Đông.

Quy định mới của Tổng thống Indonesia được coi là một phần trong nỗ lực duy trì chủ quyền và hỗ trợ sự ổn định trên Biển Đông, bao gồm hai chính sách: quản lý khu vực phòng thủ hiệu lực, hiệu quả, thân thiện với môi trường, đồng thời cải thiện cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ quốc phòng, an ninh nhằm hỗ trợ chủ quyền và an ninh biên giới quốc gia.

Để thực hiện việc quản lý khu vực phòng thủ, quy định đưa ra bốn chiến lược. Thứ nhất, tăng cường hiệu quả của các hoạt động trong khu vực phòng thủ bằng cách tính đến các mục đích sử dụng không gian. Thứ hai, kiểm soát tác động môi trường trong các khu vực huấn luyện quân sự. Thứ ba, thực hiện năng động quốc phòng và an ninh. Cuối cùng là nâng cao năng lực, hiệu quả và tầm quản lý quốc phòng, an ninh trên các vùng biển.

Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Iraq bị dội rocket, hệ thống phòng thủ C-RAM đã phải khai hỏa Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Iraq bị dội rocket, hệ thống phòng thủ C-RAM đã phải khai hỏa
Theo nguồn tin của quân đội Iraq, ít nhất bốn quả rocket đã được phóng về phía Vùng Xanh - nơi đặt Đại sứ quán Hoa Kỳ và nhiều cơ quan chính phủ, vào tối 13/1.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc lộ nhiều sơ hở khi chạm mặt hải quân Mỹ ở biển Đông Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc lộ nhiều sơ hở khi chạm mặt hải quân Mỹ ở biển Đông
Mới đây, phó Đô đốc Roy Kitchener, chỉ huy Lực lượng tàu mặt nước Hải quân Mỹ, lần đầu đưa ra nhận định về một bức ảnh thủy thủ Mỹ ung dung gác chân lên thành tàu khu trục USS Mustin nhìn tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc trong lần tiếp cận gần giữa 2 bên tại Biển Đông hồi tháng 4/2021.

Bình Yên

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/trung-quoc-da-hoan-tat-quan-su-hoa-o-it-nhat-ba-thuc-the-tren-bien-dong-166715.html

In bài viết