Chàng trai khiếm thị với tình yêu âm nhạc

06:51 | 23/02/2022

Sinh ra đã bị khiếm thị nhưng anh Nguyễn Hữu Phước (30 tuổi), ở thôn Nga Mân, xã Phổ Cường (TX.Đức Phổ) đã mạnh mẽ vượt lên số phận, để sống với đam mê và khát vọng, chinh phục thành công trong lĩnh vực âm nhạc.
Oscar 2022 yêu cầu tiêm chủng và 2 lần xét nghiệm PCR âm tính đối với ứng cử viên và khách mời Oscar 2022 yêu cầu tiêm chủng và 2 lần xét nghiệm PCR âm tính đối với ứng cử viên và khách mời
200 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ 13 tỉnh sẽ tham dự Liên hoan Âm nhạc toàn quốc 200 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ 13 tỉnh sẽ tham dự Liên hoan Âm nhạc toàn quốc

Vượt lên số phận

“Số phận không mỉm cười, nhưng có lẽ ông trời ưu ái cho tôi những năng khiếu bẩm sinh”, anh Phước trải lòng. Tuy không nhìn thấy ánh sáng, nhưng năm lên 4 tuổi, anh Phước đã biết sử dụng đàn bầu, đàn một vài bài lý nhờ cảm nhận được tiếng đàn của cha mỗi ngày. Thấy vậy, cha đưa anh vào Nam theo học Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (trường học dành cho học sinh khiếm thị) ở TP.Hồ Chí Minh, để học chữ nổi và học âm nhạc.

Anh Nguyễn Hữu Phước đã vượt qua nghịch cảnh, theo đuổi đam mê âm nhạc.
Anh Nguyễn Hữu Phước đã vượt qua nghịch cảnh, theo đuổi đam mê âm nhạc.

"Năm lên 5 tuổi, trong một hội diễn văn nghệ dành cho bệnh nhân nghèo, có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Nghệ sĩ Nhân dân Kim Cương đến dự. Sau khi nghe tôi trình diễn đàn bầu, các bác, các cô đã động viên, tặng tôi các loại nhạc cụ để phát huy đam mê và kết nối với Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo giúp tôi chữa trị đôi mắt.Tôi luôn xem đó là động lực để không ngừng phấn đấu vượt lên số phận”, anh Phước kể.

Sau khi tốt nghiệp tiểu học ở trường khiếm thị tại TP. Hồ Chí Minh, năm 2002, anh Phước theo cha về quê để tiếp tục việc học. Những ngày đến lớp với đôi mắt có tầm nhìn hạn chế, anh Phước không xem đó là bất hạnh, mà chỉ là bất tiện khi hòa nhập với thầy cô, bạn bè.

Hằng ngày, cha theo anh đến lớp, rồi viết lại những lời mà anh nói để thầy cô kiểm tra. Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng để theo đuổi đam mê nhạc cụ dân tộc, anh Phước đã không ngừng nỗ lực. Với suy nghĩ không thể để cha dìu dắt mãi, anh quyết định ra Hà Nội học tin học, ngoại ngữ cho người khiếm thị từ phần mềm hỗ trợ. Anh đã tự học cách viết chữ trên giấy và mạnh dạn nộp đơn xin học tại một trung tâm giáo dục thường xuyên ở địa phương. Sau đó, anh tiếp tục theo học chuyên ngành nhạc cụ và chuyên ngành nghệ thuật dân ca bài chòi tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Bình Định. Sau khi tốt nghiệp, anh trở về quê, mang theo những hoài bão, dự định của riêng mình.

Truyền lửa dân ca bài chòi

Anh Phước nhận được nhiều lời mời tham gia vào các đoàn ca kịch. Thế nhưng, anh chọn hướng đi mà bản thân đã ấp ủ từ trước. Đó là mở một phòng thu, sản xuất âm nhạc và trở thành người truyền dạy dân ca bài chòi cho thế hệ trẻ. Cuối năm 2020, anh thành lập Câu lạc bộ Âm nhạc TX.Đức Phổ. Đến nay, câu lạc bộ đã thu hút gần 30 thành viên tham gia sinh hoạt, đàn hát dân ca bài chòi. Anh Phước còn thành lập kênh Youtube, đăng tải những câu hò, điệu lý mà anh thể hiện, thu hút gần 20 nghìn người yêu thích, theo dõi.

Anh Phước truyền dạy cách sử dụng các loại nhạc cụ và hát bài chòi miễn phí cho trẻ em có số phận kém may mắn. "Anh Phước không chỉ là người thầy, mà như người thân trong gia đình. Trước đây, em thường sống thu mình, tự ti bởi khiếm khuyết trên cơ thể. Từ ngày có anh Phước động viên, em đã vượt qua, sống lạc quan hơn và tự tin theo đuổi đam mê”, em Thạch Cảnh Nguyên, một trong những em nhỏ được anh Phước dạy sử dụng các nhạc cụ và hát bài chòi, bộc bạch.

Anh Phước cho biết, anh đang gấp rút hoàn thành cuốn “Giáo trình đàn và hát dân ca bài chòi” để ra mắt vào tháng 4/2022. Đây là cuốn sách anh dành hơn 2 năm tâm huyết để viết, xem như là món quà gửi đến những người yêu thích nghệ thuật dân ca bài chòi. “Để các bạn trẻ yêu thích dân ca bài chòi, phải có phương pháp truyền dạy khiến các em thích thú, đam mê tìm hiểu. Do đó, tôi đã đặt trọn tâm huyết, truyền đạt những kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật biểu diễn vào trong cuốn sách này. Đặc biệt, tôi đã dựa vào đàn organ để cải biên, mô phỏng những tiếng đàn nhạc cụ dân tộc, nhằm mang đến cho thế hệ trẻ một góc nhìn mới, giúp các em dễ dàng tiếp cận, qua đó góp phần giữ lửa đam mê loại hình nghệ thuật cổ truyền của dân tộc”, anh Phước chia sẻ.

Dẫu con đường chinh phục âm nhạc không hề bằng phẳng và vẫn còn đó nhiều khó khăn, nhưng nhìn lại hành trình cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, anh Phước lại tìm thấy nguồn năng lượng tích cực để thêm yêu cuộc sống và tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật.

Sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ

Chàng trai khiếm thị Nguyễn Hữu Phước sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ như đàn nhị, đàn bầu, đàn nguyệt, đàn guitar, organ, piano… Đặc biệt, anh Phước hát dân ca bài chòi rất hay với chất giọng truyền cảm, sâu lắng. Anh đã đoạt được nhiều giải thưởng âm nhạc. Trong đó, đoạt Huy chương Bạc tiết mục đàn tấu tại Hội thi Sinh viên tài năng toàn quốc do Bộ VH-TT&DL tổ chức năm 2015.

Nhạc sĩ người Mông Cổ đoạt giải Đặc biệt cuộc thi sáng tác ca khúc về tình yêu đối với Việt Nam Nhạc sĩ người Mông Cổ đoạt giải Đặc biệt cuộc thi sáng tác ca khúc về tình yêu đối với Việt Nam
Tối 18/12, tại Trung tâm Phát thanh quốc gia 58 Quán Sứ, Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc "Hát lên Việt Nam – Let's sing Vietnam". Tác phẩm "Mời bạn tới thăm chốn này, Việt Nam luôn đón chào" của nhạc sĩ, nhà soạn nhạc người Mông Cổ Ariunbold Dashdorj đã đoạt giải đặc biệt của cuộc thi.
Tiếng trống khát vọng và sự hiếu thảo của chàng trai khiếm thị Tiếng trống khát vọng và sự hiếu thảo của chàng trai khiếm thị
Là một người khá nhút nhát nhưng chỉ cần ngồi trên chiếc trống cajon, Y Tói như bỏ lại tất cả những muộn phiền của cuộc sống để hòa mình vào âm nhạc.

Theo Báo Quảng Ngãi

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chang-trai-khiem-thi-voi-tinh-yeu-am-nhac-163547.html

In bài viết