Liên bộ chung tay chăm sóc trẻ em những năm đầu đời

06:06 | 18/02/2022

Việc có được một cơ chế hợp tác liên ngành sẽ giúp cho công tác cung cấp các dịch vụ chăm sóc toàn diện đến với trẻ trong những năm đầu đời đúng thời điểm, hiệu quả.
HUFO: Các thành viên tổ công tác về hoạt động của PCPNN xây dựng quy chế phối hợp năm 2022 HUFO: Các thành viên tổ công tác về hoạt động của PCPNN xây dựng quy chế phối hợp năm 2022
Sáng ngày 16/02, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (HUFO) đã tổ chức Họp tổ công tác phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) lần 1 năm 2022. Tại buổi họp, các đại biểu đã nghe báo cáo công tác PCPNN năm 2021 và kế hoạch, phương hướng công tác năm 2022 của thành phố.
Nữ họa sĩ Ấn Độ vẽ tranh gây quỹ giúp trẻ em Việt Nam Nữ họa sĩ Ấn Độ vẽ tranh gây quỹ giúp trẻ em Việt Nam
Thấu hiểu và đồng cảm trước hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhi, họa sĩ Ấn Độ Karishma, đã vẽ ba bức tranh và gửi về Việt Nam thông qua cuộc thi "Vì một Việt Nam tất thắng" như món quà động viên tinh thần cho bệnh nhi ung thư, trẻ em yếu thế tại Việt Nam.

Chiều ngày 17/02/2022 tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết Quy chế phối hợp liên ngành về thực hiện “Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025” giữa 04 Bộ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Liên bộ chung tay chăm sóc trẻ em những năm đầu đời
Lễ ký kết Quy chế phối hợp liên ngành về thực hiện Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong nhưng năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025

Tạo thuận lợi để trẻ em được phát triển toàn diện

Vấn đề phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng trong thực hiện các quyền của trẻ em cũng như việc thực hiện các mục phát triển bền vững trong Chương trình nghị sự toàn cầu về phát triển bền vững đến năm 2030 mà Việt Nam đã cam kết thực hiện, đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.

Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các mục tiêu nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời. Việt Nam đã nội luật hóa tất cả các quyền và các nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em của Công ước, từ Hiến pháp năm 2013 đến Luật Trẻ em năm 2016 và các bộ luật, các luật liên quan.

Trách nhiệm của nhà nước, gia đình, cá nhân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế về bảo đảm cho trẻ em được chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, được giáo dục và học tập, được bảo vệ để có môi trường sống an toàn, được vui chơi, giải trí và được thực hiện quyền tham gia được quy định cụ thể. Trong đó, đầu tư và hỗ trợ vì sự phát triển toàn diện của trẻ em là quan điểm xuyên suốt các quy định pháp luật và các chính sách an sinh xã hội của Việt Nam. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã đưa việc thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và các mối quan hệ xã hội.

Việt Nam đang triển khai thực hiện các chính sách chăm sóc cho bà mẹ thời kỳ mang thai và sau khi sinh; các chính sách chăm sóc và giáo dục cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi và trước tuổi đi học tiểu học; các chính sách hỗ trợ lứa tuổi giáo dục phổ thông, trong đó ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, thiệt thòi về cơ hội phát triển.

Đến nay, Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng: Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi được cải thiện; tỷ lệ này đã giảm và Việt Nam đã thuộc các nước trong khu vực dưới 20%; trẻ em được chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn, các bệnh dịch nguy hiểm được đẩy lùi nhờ việc hầu hết trẻ em được tiêm chủng. Hầu hết trẻ em được đến trường: Tỷ lệ trẻ em 3-36 tháng đến trường đạt 28,2%; trẻ 3-6 tuổi đạt 92,4%. Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp xã hội ngày càng tăng. Số trẻ em bị tai nạn, thương tích có xu hướng giảm dần…

8 nội dung chính của Quy chế phối hợp liên ngành

Nhằm thống nhất các Bộ trong triển khai các chính sách về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em, Quy chế phối hợp liên ngành thực hiện Đề án Chăm sóc vì phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng (gọi tắt là Quy chế phối hợp liên ngành) có 4 chương và 21 Điều.

Trong đó, tập trung vào 8 nhóm nội dung chính như: phối hợp triển khai công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ triển khai thực hiện Đề án; nghiên cứu rà soát và thực hiện chính sách pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án; phối hợp triển khai chương trình tư vấn giáo dục cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em về phát triển toàn diện trẻ em; kiện toàn các dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em; xây dựng mạng lưới kết nối dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em tại gia đình và cộng đồng; phối hợp triển khai các mô hình chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em; phối hợp việc thống kê, cung cấp thông tin và báo cáo tình hình triển khai Đề án, nghiên cứu khoa học; giao ban liên ngành về chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời. Đặc biệt, Quy chế cũng phân công cụ thể trách nhiệm của các ngành trong việc phối hợp triển khai, thực hiện Đề án.

Liên bộ chung tay chăm sóc trẻ em những năm đầu đời

Các đại biểu chứng kiến Lễ ký kết.

Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà đánh giá: “Việc các Bộ cùng nhau thống nhất và triển khai Quy chế phối hợp liên ngành sẽ góp phần quan trọng để hoàn thành mục tiêu của quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quan trọng hơn nữa là bảo đảm cho trẻ em được phát triển toàn diện, được tiếp cận toàn diện các dịch vụ. Cùng với đó, can thiệp và hỗ trợ đồng bộ cho trẻ em góp phần quan trọng thực hiện Chương trình nghị sự toàn cầu về phát triển bền vững. Đặc biệt, Bộ LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn, điều phối triển khai Đề án”.

Cũng tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông đều đánh giá cao sự chủ động của Bộ LĐ-TB&XH trong việc xây dựng dự thảo Quy chế phối hợp liên ngành giữa 4 Bộ trong việc triển khai thực hiện Đề án Chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025.

Quy chế phối hợp giữa các Bộ nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp triển khai, đề xuất các giải pháp trong quá trình thực hiện Đề án của Chính phủ. Quy chế cũng tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ để mỗi cơ quan hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng và tổn thương nặng nề đối với trẻ em, hàng nghìn trẻ em bị mồ côi do dịch bệnh COVID-19 gây ra mất mát đối với cha, mẹ các cháu, và ngay cả bản thân các cháu cũng phải hứng chịu bị mắc COVID-19. Hơn lúc nào hết, các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, tổ chức chính trị-xã hội, các hội cần phải chung tay, hợp sức để bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

Phó trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam Lesley Miller cho biết, việc Chính phủ Việt Nam phê duyệt Đề án Chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018 - 2025 là cột mốc quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em. Sự phối kết hợp liên ngành là vấn đề quan trọng để triển khai Đề án. Bà Lesley Miller mong muốn, những nội dung phối hợp này sẽ được triển khai sâu rộng ở cấp địa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chăm sóc, bảo vệ tốt nhất trẻ em không chỉ vì tương lai đất nước Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chăm sóc, bảo vệ tốt nhất trẻ em không chỉ vì tương lai đất nước
Dự lễ công bố chương trình sức khỏe học đường quy mô lớn nhất từ trước đến nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chăm sóc, bảo vệ tốt nhất trẻ em không chỉ vì tương lai của đất nước mà còn hơn thế nữa. "Ấm no, hạnh phúc của mỗi trẻ em, của mỗi người dân là mục đích tự thân, mục đích cuối cùng trong sự nghiệp của chúng ta".
Sức bật cho đối ngoại nhân dân địa phương: Tự cường, phối hợp và liên kết Sức bật cho đối ngoại nhân dân địa phương: Tự cường, phối hợp và liên kết
Đối ngoại nhân dân (ĐNND) có một hàm nghĩa: đối ngoại của nhân dân, mọi người dân làm đối ngoại. Xét theo nghĩa này, vai trò của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) và các tổ chức thành viên địa phương rất quan trọng. Bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt được, hiện nay hoạt động của hệ thống Liên hiệp hữu nghị còn nhiều hạn chế, khó khăn. Thời gian tới, để hệ thống này vững mạnh nội lực, khẳng định vai trò và đạt nhiều hiệu quả, theo tôi, có 3 nhóm vấn đề chính cần triển khai tốt. Đó là mỗi tổ chức phải chủ động đổi mới, chủ động công tác; VUFO tích cực hỗ trợ, phối hợp và thứ ba là các tổ chức địa phương tăng cường các hoạt động liên kết, hợp tác.
Khẩn trương ban hành chương trình phòng chống dịch, chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em, mở cửa trường học, du lịch sớm nhất có thể Khẩn trương ban hành chương trình phòng chống dịch, chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em, mở cửa trường học, du lịch sớm nhất có thể
Kết luận cuộc họp sáng 27/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch; tổ chức hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa xuân năm 2022; công bố lộ trình cụ thể mở cửa trường học, du lịch trong thời gian sớm nhất. Trong tháng 2, Chính phủ sẽ ban hành, triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.

Chi Dân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/lien-bo-chung-tay-cham-soc-tre-em-nhung-nam-dau-doi-163319.html

In bài viết