Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam sản xuất bền vững

18:17 | 12/02/2022

Dự án Eco-Fair được đánh giá mang đến một cơ hội tốt để Việt Nam tiến tới hình thành ngành nông sản bền vững hơn, thông qua việc thu hút các bên liên quan trong chuỗi giá trị.
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật an toàn thực phẩm tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Áp dụng tiến bộ kỹ thuật an toàn thực phẩm tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt
Hà Nội – Singapore: thúc đẩy hợp tác thiết thực, hiệu quả Hà Nội – Singapore: thúc đẩy hợp tác thiết thực, hiệu quả
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam sản xuất bền vững

Dự án Eco-Fair mang đến một cơ hội để Việt Nam tiến tới một ngành nông nghiệp bền vững hơn. Ảnh: Báo Công thương

Thời gian qua, Liên minh châu Âu và các đối tác đã tài trợ 1,5 triệu EUR cho Dự án “Xúc tiến cung và cầu cho các sản phẩm chế biến nông sản đạt chứng nhận sinh thái, công bằng tại Việt Nam” (Eco-Fair). Dự án này được xem như đòn bẩy thúc đẩy thực hành sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi cung ứng các sản phẩm nông sản sinh thái, góp phần phát triển nền kinh tế tuần hoàn, sinh kế bền vững ở Việt Nam.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy nông nghiệp sinh thái ở Việt Nam, cần tập trung tăng cường thông tin và kết nối sâu rộng giữa các đơn vị, từ hợp tác xã sản xuất đến doanh nghiệp (DN) phân phối và cuối cùng là người tiêu dùng.

Theo TS Nguyễn Bảo Thoa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn (VIRI), Giám đốc dự án Eco-Fair, Eco-Fair ra đời với sứ mệnh thay đổi hành vi các tổ chức và cá nhân nhằm đưa ra những biện pháp tích cực về xã hội và cải thiện môi trường.

Dự án đào tạo cho hơn 1.000 DN, tiếp cận hơn 1 triệu người tiêu dùng, quảng bá về tiêu dùng bền vững, trong đó đã có 200 DN được đánh giá nhanh về việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và sản xuất sạch hơn.

Khi các DN được chứng nhận bền vững sẽ được kết nối với khách hàng có yêu cầu mua hàng bền vững trên toàn thế giới. Kỳ vọng doanh số cho các mặt hàng như gạo, điều, rau củ quả chế biến… sẽ tăng lên khoảng 30%.

Trưởng ban Hợp tác, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, ông Koen Duchateau, cho biết, trong nhiều thập kỷ, EU đã đi đầu trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững. Dự án Eco-Fair mang đến một cơ hội tốt để Việt Nam tiến tới hình thành ngành nông sản bền vững hơn, thông qua việc thu hút các bên liên quan trong chuỗi giá trị gồm khu vực tư nhân, các nhóm người tiêu dùng và nhà hoạch định chính sách để đạt được mục tiêu chuyển sang sản xuất và tiêu dùng bền vững hơn.

Liên quan vấn đề này, bà Tô Hải Yến, Điều phối dự án Eco-Fair, cho biết, DN thuộc các tiểu ngành như gạo, điều, rau củ chế biến, hoa quả chế biến, sản phẩm thủy sản chế biến, sản phẩm chế biến từ thịt gia cầm… có thể tham gia khóa học trực tuyến về sản xuất bền vững. Đây là một trong những hoạt động quan trọng của dự án nhằm hỗ trợ các DN nhỏ và vừa thực hiện các thực hành sinh thái, công bằng, góp phần vào chiến lược phát triển bền vững DN.

Sau khóa đào tạo, các DN được lựa chọn để tham gia vào các hoạt động tiếp theo của dự án tư vấn tại DN nhằm hỗ trợ áp dụng nâng cao hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP), đổi mới sản phẩm bền vững, các chứng nhận sinh thái, công bằng, thiết kế bao bì, kết nối thị trường, tiếp cận tài chính xanh…

Lập Lập "vùng xanh" tập kết hàng hóa nông sản tại biên giới
Sẵn sàng các phương án sản xuất, tiêu thụ nông sản trước và sau Tết Sẵn sàng các phương án sản xuất, tiêu thụ nông sản trước và sau Tết

Phan Nguyễn

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ho-tro-doanh-nghiep-viet-nam-san-xuat-ben-vung-163009.html

In bài viết