Ông Triệu Khiên (Trung Quốc): Nhiều người Trung Quốc làm việc ở Việt Nam đã xem đây là quê hương thứ hai rồi!

14:00 | 01/02/2022

Tôi ở Việt Nam đã gần 26 năm, nhưng mới đón Tết ở đây 4 lần. Do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nên đã 2 năm liền tôi đón Tết ở Việt Nam.
Người “lưu giữ” Tết phố cổ Hội An Người “lưu giữ” Tết phố cổ Hội An
Ông Gérard Gerhard, 67 tuổi, nhiếp ảnh gia người Pháp đã ghi lại những khoảnh khắc quý giá nhất về con người, thiên nhiên, di sản Việt Nam qua hơn 20.000 bức ảnh kể từ năm 2018. Trong hành trình đó, ông có ấn tượng mạnh mẽ với vẻ đẹp Hội An, đặc biệt trong không khí Tết Nguyên đán.
Satyam Mishra (Ấn Độ):  Tôi yêu phong tục ngày Tết ở Việt Nam Satyam Mishra (Ấn Độ): Tôi yêu phong tục ngày Tết ở Việt Nam
Satyam Mishra là sinh viên ngành Tin học và Kỹ thuật máy tính, Đại học Quốc gia Hà Nội. Anh đã có hai lần đón Tết ở Việt Nam.

Cảm xúc khi đón Tết ở đây là rất nhớ nhà, nhớ bố mẹ, người thân cũng như bạn bè ở Trung Quốc. Đặc biệt, tôi thấy Tết ở Việt Nam vẫn mang rất nhiều nét “quá khứ”, hoặc ta thường nói là truyền thống, thế nên là không khí Tết ở đây hay khơi dậy những kí ức lúc nhỏ của tôi. Lúc đó, con người còn thiếu thốn về vật chất, nhưng lại giàu tình thân – lòng nhân ái, nên tôi rất trân trọng những tình cảm ấy.

Ăn Tết ở Việt Nam cũng có nhiều nét tương đồng với Tết Trung Quốc vì cả hai đất nước đều thuộc nền văn minh phương Đông. Bản thân tôi là người dân tộc Choang, sống ở thành phố Nam Ninh - tỉnh Quảng Tây, một tỉnh có chung đường biên giới với Việt Nam, cho nên từ phong tục cổ truyền đón Tết cho đến các món ăn trong mùa Tết cũng có nhiều nét tương đồng, ví dụ như: gạo nếp và đậu xanh được gói thành bánh vuông bằng lá dong…

Ông Triệu Khiên (Trung Quốc): Nhiều người Trung Quốc làm việc ở Việt Nam đã xem đây là quê hương thứ hai rồi!
Ông Triệu Khiên - Hội trưởng Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc chi hội TP.HCM.

Ở Việt Nam có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc và các chuyên gia quản lý người Trung Quốc vì đại dịch Covid-19 không về quê được nên họ ở lại Việt Nam đón Tết. Tôi nghĩ trong thâm tâm mọi người, chắc cũng như tôi, phần nào đã xem Việt Nam là quê hương thứ hai rồi.

Năm 2021 là một năm vất vả và đầy sóng gió. Chính phủ Việt Nam đã tích cực kiểm soát dịch bệnh, lấy chủ trương “Sống an toàn với dịch” để phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới. Thời gian vừa qua, đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế đã giúp đỡ nhiệt tình, tiêm chủng cho các nhà đầu tư và chuyên gia Trung Quốc, tôi cũng xin thay mặt Hiệp hội doanh nghiêp Trung Quốc chi hội TP.HCM gửi lời cảm ơn sâu sắc đến họ, đến chính quyền các địa phương.

Thời gian qua, Hiệp hội chúng tôi cũng đã phát động và tổ chức các hoạt động thiện nguyện tại các tỉnh phía Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Tổng số tiền và hiện vật quyên góp của các doanh nghiệp Trung Quốc là hơn 46 tỷ đồng, trong đó trực tiếp do Hiệp hội quyên góp hơn 5 tỷ đồng. Tôi tin rằng, với tinh thần tương trợ lẫn nhau, chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch, kinh tế Việt Nam cũng sẽ lên một tầm cao mới!

TP. Hồ Chí Minh chia sẻ về trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội với bạn bè quốc tế TP. Hồ Chí Minh chia sẻ về trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội với bạn bè quốc tế
Tối 26/1, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức gặp gỡ Tổng lãnh sự, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế, văn phòng kinh tế-văn hóa, hiệp hội doanh nghiệp các quốc gia, vùng lãnh thổ tại thành phố Hồ Chí Minh nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022,
Tảo mộ cuối năm và những điều cần biết Tảo mộ cuối năm và những điều cần biết
Vào những ngày năm hết Tết đến, con cháu trong gia đình sẽ đến thăm mộ, dọn dẹp, trang hoàng lại nơi yên nghỉ của ông bà tổ tiên, đồng thời gửi lời mời gia tiên về ăn Tết, đón năm mới cùng con cháu.

Phạm Lý

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ong-trieu-khien-trung-quoc-nhieu-nguoi-trung-quoc-lam-viec-o-viet-nam-da-xem-day-la-que-huong-thu-hai-roi-162112.html

In bài viết