Chăm lo, tạo việc làm cho lao động hồi hương

18:16 | 18/01/2022

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động không nhỏ đến đời sống, hoạt động kinh doanh sản xuất của người lao động và các doanh nghiệp trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh ta nói riêng. Nhất là những lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh trở về địa phương bị mất việc làm, cuộc sống lại càng khó khăn hơn. Các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương trong tỉnh tích cực vào cuộc tạo việc làm cho lao động hồi hương ổn định cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được bảo đảm quyền như thế nào? Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được bảo đảm quyền như thế nào?
Đảm bảo quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thể hiện trong Luật số 69 như sau:
45.058 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2021 45.058 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2021
“Trong bối cảnh ảnh hưởng nhiều mặt của đại dịch Covid-19, song công tác đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn được thực hiện tốt”. Đây là nội dung được Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Cục Quản lý lao động ngoài nước, diễn ra ngày 10/1.

Anh Giàng A Vàng, bản Kim Bon, xã Kim Bon, huyện Phù Yên, Sơn La là lao động mới trở về địa phương, chia sẻ: Trước đây, tôi làm công nhân ở tỉnh Bình Dương, mỗi tháng được 7-8 triệu đồng. Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, tôi trở về quê từ giữa tháng 7/2021 và đầu tư chăn nuôi gia súc hàng hóa. Xã đã cử cán bộ thú y xuống hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi.

Để ổn định cuộc sống sau khi trở về từ khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang vào tháng 7/2021, anh Giàng A Chính, bản Phiêng Phụ, xã Phiêng Cằm, huyện Mai Sơn đã vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH để đầu tư chăn nuôi. Anh Chính thông tin: Làm công nhân ở Bắc Giang có thu nhập ổn định, nhưng cũng phải trang trải tiền thuê nhà, sinh hoạt phí hàng ngày và các khoản chi khác. Trở về quê nhà, tôi được tạo điều kiện vay 50 triệu đồng nguồn vốn ưu đãi để mua 2 con bò giống và làm chuồng chăn nuôi.

Tính đến hết năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La có gần 116.000 lao động đi làm việc ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đã có trên 63.000 lao động trở về địa phương (hơn 3.600 lao động đã trở lại tiếp tục làm việc các tỉnh sau khi dịch bệnh được kiểm soát). Số lao động đã trở về địa phương có nhu cầu tìm kiếm công việc có thu nhập để ổn định đời sống khá lớn.

Ông Nguyễn Mạnh Du, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La, cho biết: Giải quyết việc làm cho những lao động trở về đã và đang được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai với nhiều giải pháp. Trong đó, quan tâm tạo điều kiện cho công dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất; hỗ trợ tìm việc làm; tổ chức chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả để ổn định sản xuất, đời sống trên chính quê hương của mình.

Chăm lo, tạo việc làm cho lao động hồi hương
Người lao động làm ăn xa xã Tường Thượng, huyện Phù Yên được hỗ trợ vốn mua bò giống.

Trên cơ sở nhu cầu của người lao động, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã kết nối với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước và trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng lao động, để tạo việc làm cho số lao động đã trở về địa phương. Trong đó, doanh nghiệp ngoại tỉnh trên 50.000 lao động, các doanh nghiệp trong tỉnh hơn 700 lao động, để tiếp tục đưa lao động của tỉnh đi làm việc trong thời gian tới. Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đang phối hợp với các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài tỉnh tổ chức tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm và tuyển chọn lao động.

Ông Cầm Văn Đông, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Yên cho biết UBND huyện sẽ lập danh sách đề nghị với các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn xem xét tạo điều kiện cho người dân được vay vốn ưu đãi, với mức 50 triệu đồng/hộ. Đồng thời, hàng năm dành khoảng 1 tỷ đồng để cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm thông qua Ngân hàng CSXH, trong đó quan tâm nhóm lao động đi làm ăn xa trở về địa phương.

Theo ông Phạm Đức Huynh, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Mường La, chia sẻ: Mường La có trên 9.000 lao động đi làm ăn ở các tỉnh trở về địa phương. Phòng đã tham mưu với huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường chuyển giao kỹ thuật sản xuất, giúp các lao động trở về phát triển sản xuất trên mảnh đất vốn có của gia đình. Cuối tháng 12/2021, Phòng đã tham mưu với huyện tổ chức Hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bảo Sơn; các doanh nghiệp ngoài tỉnh, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; thảo luận những chính sách ưu đãi và yêu cầu cơ bản từ phía nhà tuyển dụng…, giúp người lao động có cơ hội lựa chọn việc làm phù hợp.

Tại Thanh Hoá, bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tỉnh Thanh Hóa, cho biết từ ngày 27/4 đến nay, công dân, NLĐ trở về quê lên tới trên 205.000 người (trong đó số người trong độ tuổi lao động trở về từ vùng dịch là 160.800 người). Số lao động có nhu cầu giải quyết việc làm, đào tạo nghề là 42.566, trong đó có trên 1.000 người có nhu cầu đào tạo nghề như may công nghiệp, xây dựng, điện dân dụng, điện lạnh, cơ khí, hàn, điện tử, điện nước, lái ôtô, có trên 2.000 người có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm, với tổng số vốn đề nghị vay là trên 169 tỉ đồng.

Chăm lo, tạo việc làm cho lao động hồi hương
Hàng ngàn lao động trở về địa phương đã tìm được việc làm trong các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Với quyết tâm không để NLĐ nào bị bỏ lại phía sau, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều phương án nhằm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho NLĐ với mục tiêu 100% người trở về từ vùng dịch trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm sẽ được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

"Đến nay đã có 34.230 lao động trở về từ vùng dịch được tạo việc làm trên địa bàn, chủ yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp, kinh doanh, dệt may, giày da, nhựa, bao bì; 1.080 lao động được đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp như may công nghiệp, xây dựng dân dụng, cơ khí, hàn, điện nước. Tỉnh cũng đã hỗ trợ 346 dự án vay vốn giải quyết việc làm, với số tiền đã giải ngân trên 24 tỉ đồng, góp phần tạo việc làm cho 610 lao động" - bà Vũ Thị Hương cho biết.

Đảm bảo quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài Đảm bảo quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sửa đổi (gọi tắt là Luật số 69) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với nhiều điểm mới quan trọng đã đảm bảo quyền của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài.
Ưu tiên tạo điều kiện để lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc Ưu tiên tạo điều kiện để lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc
Đây là nội dung được ông An Kyung Duk - Bộ trưởng Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc thông tin tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung ngày 14/12. Buổi làm việc diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Hàn Quốc.

Kim Hảo

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cham-lo-tao-viec-lam-cho-lao-dong-hoi-huong-161565.html

In bài viết