Ngày 6/1, Quốc hội thảo luận tại tổ về 3 nội dung quan trọng

08:46 | 06/01/2022

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, ngày 6/1, các đại biểu tiếp tục thảo luận ở tổ với nhiều nội dung quan trọng.
Hội nghị Chính phủ với các địa phương đánh giá kết quả năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 Hội nghị Chính phủ với các địa phương đánh giá kết quả năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Ưu tiên nguồn lực, thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Ưu tiên nguồn lực, thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội tại phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, ngày 4/1. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội tại phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, ngày 4/1. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Cụ thể, sáng 6/1, các Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Dự thảo Luật gồm 10 điều, gồm: 8 điều sửa đổi, bổ sung một số quy định của 8 luật hiện hành, 1 điều quy định về điều khoản chuyển tiếp và 1 điều quy định về hiệu lực thi hành.

Dự án Luật nhằm các mục tiêu tăng cường phân quyền cho các địa phương trong hoạt động đầu tư, đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư; tháo gỡ một số khó khăn trong: triển khai lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thuộc dự án có sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; hoạt động quản trị doanh nghiệp, hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; quá trình tổ chức thi hành án đối với trường hợp người phải thi hành án có tài sản ở nhiều nơi, góp phần tăng tỷ lệ thi hành án về tiền, tạo điều kiện rút ngắn thời gian, giảm bớt các chi phí và xử lý có hiệu quả tài sản thi hành án.

Đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh mạng, thừa nhận về mặt pháp luật cho hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng; đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác bảo vệ an ninh mạng, phù hợp với yêu cầu bảo vệ các mục tiêu trọng yếu quốc gia về an ninh mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng; khuyến khích thu hút vốn, thực hiện tốt chính sách xã hội hóa đầu tư xây dựng vào hệ thống truyền tải điện quốc gia...

Chiều cùng ngày 6/1, Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ.

Trong đó, mục tiêu đầu tư của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 nhằm hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông có năng lực lớn, an toàn giao thông, tốc độ cao; kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.

Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ với các công trình hiện đại, tạo sức lan tỏa cao để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng-an ninh; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đã được Đại hội XIII của Đảng thông qua.

Theo Tờ trình của Chính phủ, sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 146.990 tỷ đồng tỷ đồng, dự kiến khởi công năm 2023, cơ bản hoàn thành năm 2025.

Đối với dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ, tờ trình nêu rõ việc xây dựng Nghị quyết là cần thiết vì TP. Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương có vị trí trung tâm Vùng đồng bằng sông Cửu Long mang những đặc trưng cơ bản của một trung tâm đa chức năng, có sức lan tỏa về kinh tế, văn hóa, xã hội và là cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mekong, đóng vai trò kết nối nước ta với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.

Theo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, để bảo đảm phát triển bền vững, cần khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên trên nguyên tắc bảo vệ môi trường sinh thái; đề cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước; thu hút thực chất và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế-xã hội, nhất là cho phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế có tiềm năng, lợi thế đặc thù.

Xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng, có tính chất cấp bách Xem xét, quyết định một số vấn đề lớn, quan trọng, có tính chất cấp bách
Đúng 9 giờ ngày 4/1/2022, Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV đã được khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV Khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV
Sáng nay (4/1), Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Đây là kỳ họp bất thường đầu tiên, chưa có tiền lệ trong lịch sử Quốc hội. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 1 dự án luật, 3 dự thảo Nghị quyết rất quan trọng và cấp bách.
Kỳ họp QH bất thường đầu tiên: Mục tiêu tối thượng phục vụ nhân dân Kỳ họp QH bất thường đầu tiên: Mục tiêu tối thượng phục vụ nhân dân
Việc tổ chức kỳ họp bất thường đầu tiên cho thấy sự chủ động, tích cực của Quốc hội trong thực hiện chức năng theo Hiến pháp, với mục tiêu tối thượng là phục vụ nhân dân, sự phát triển của đất nước.

Trọng Huyền

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ngay-61-quoc-hoi-thao-luan-tai-to-ve-3-noi-dung-quan-trong-160894.html

In bài viết