Việt Nam lần đầu tiên quy trình cai nghiện ma túy với 5 giai đoạn

Đưa người nghiện từ 12 tuổi đi cai: Bảo đảm tính nhân văn, quyền trẻ em

07:20 | 19/12/2021

Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 đã thể hiện tính nhân văn, sự quan tâm, chăm lo của nhà nước, nhưng cũng là biện pháp theo dõi, quản lý chặt chẽ hơn đối với trẻ em nghiện, bảo đảm quyền trẻ em.

Cuối năm 2021 chấm dứt tình trạng vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài

Cuối năm 2021 chấm dứt tình trạng vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp trực tuyến về chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC.

Chăm lo cho “con nuôi đồn Biên phòng” trước thềm năm học mới

Chăm lo cho “con nuôi đồn Biên phòng” trước thềm năm học mới

Năm học 2021-2022 là năm học thật đặc biệt bởi những thay đổi chưa từng có do tác động của dịch Covid-19. Cả thầy và trò bước vào năm học mới với những thấp thỏm xen lẫn âu lo. Sát ngày tựu trường, nhiều địa phương trong cả nước đã phải lùi lại ngày tựu trường, không tổ chức khai giảng do diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Hầu hết các địa phương đang phải nỗ lực chuẩn bị các phương án dạy học thích ứng với điều kiện dịch bệnh. Tại các đồn Biên phòng, các con nuôi của đơn vị cũng được các "bố nuôi" quan tâm, chăm lo chu đáo để các con phấn khởi, tự tin bước vào năm học mới.

Theo đó, người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi được khuyến khích đăng ký cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại các cơ sở cai nghiện. Trong trường hợp không đăng ký cai nghiện tự nguyện thì sẽ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Trước tình trạng số người nghiện ma túy ngày càng trẻ hóa, để bảo vệ tốt nhất các quyền của trẻ em, Luật Phòng, chống ma túy đã quy định cụ thể về việc lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, bố trí khu riêng, đảm bảo quyền vui chơi, học hành. Việc đưa đi cai nghiện không phải là biện pháp xử lý hành chính nên lý lịch tư pháp không bị ảnh hưởng, đảm bảo cho trẻ em phát triển sau này.

Tại Điều 33, người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện; trong thời gian cai nghiện ma tuý tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma tuý; người nghiện ma tuý các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.

Điều 34 của Luật đã quy định cụ thể về việc lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Đưa người nghiện từ 12 tuổi đi cai: Bảo đảm tính nhân văn, quyền trẻ em
Học viên thiếu nhi tại Trung tâm Giáo dục dạy nghề Thanh thiếu niên 2 biểu diễn tiết mục văn nghệ

Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) cho hay: "Do Luật cũ không quy định nên hiện nay không đưa được người nghiện ở độ tuổi này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, trong khi đó độ tuổi người nghiện ngày càng trẻ hóa".

Thẩm quyền quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Tòa án nhân dân cấp huyện và không bị coi là xử lý vi phạm hành chính. Thời gian cai nghiện bắt buộc đối với nhóm tuổi này là từ 6 - 12 tháng.

Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022 cũng đã quy định chi tiết về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 với tinh thần đây là một trong các biện pháp hỗ trợ nhằm giúp trẻ em cai nghiện, phục hồi về sức khỏe, hành vi để tiếp tục học tập, trở thành người có ích cho xã hội.

Được biết, cả nước hiện có khoảng 235.000 người nghiện có hồ sơ quản lý, trong đó gần 39.000 người nghiện ma túy đang trong các cơ sở do ngành công an quản lý, khoảng 52.000 người nghiện các chất dạng thuốc phiện đang điều trị thay thế bằng thuốc methadone và khoảng 38.000 người nghiện trong các cơ sở cai nghiện, còn lại là hơn 100.000 người nghiện ma túy đang sinh sống ngoài cộng đồng.

Để đảm bảo quyền con người, quyền tự do đi lại và cư trú theo quy định của Hiến pháp 2013 và phù hợp với Luật cư trú, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 không phân biệt đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc giữa người có nơi cư trú ổn định và không có nơi cư trú ổn định. Tức là tất cả người nghiện, không phân biệt nơi cư trú, khi bị phát hiện là nghiện đều được đăng ký cai nghiện tự nguyện hoặc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Triển khai Tháng hành động phòng, chống ma tuý

Triển khai Tháng hành động phòng, chống ma tuý

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (Ủy ban Quốc gia), UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy từ ngày 01-30/6/2021 với chủ đề “Vì sức khoẻ của mọi người, hạnh phúc của mọi nhà - Hãy tránh xa ma tuý”.

Tăng cường phòng chống đuối nước trẻ em, học sinh hè năm 2021

Tăng cường phòng chống đuối nước trẻ em, học sinh hè năm 2021

Nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống tai nạn đuối nước, đảm bảo an toàn cho học sinh, đặc biệt trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường để phòng chống dịch COVID -19 và nghỉ hè năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) yêu cầu các Sở GDĐT chỉ đạo, thực hiện một số nội dung tăng cường phòng chống đuối nước trẻ em, học sinh hè năm 2021.

Khang Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dua-nguoi-nghien-tu-12-tuoi-di-cai-bao-dam-tinh-nhan-van-quyen-tre-em-160437.html

In bài viết