Trung Quốc phản ứng thế nào khi Indonesia khoan thăm dò trên Biển Đông?

15:34 | 30/12/2021

Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Indonesia dừng dự án phát triển dầu và khí gas tự nhiên trên Biển Đông vì cho rằng dự án này "xâm phạm chủ quyền" của Bắc Kinh, theo Nikkei.
Trung Quốc xây dựng căn cứ bảo trì cáp dưới Biển Đông và biển Hoa Đông như thế nào? Trung Quốc xây dựng căn cứ bảo trì cáp dưới Biển Đông và biển Hoa Đông như thế nào?
Tờ South China Morning Post ngày 12/12 đưa tin Trung Quốc đang chuẩn bị xây hai căn cứ bảo trì hệ thống cáp biển đặt ngầm ở hai khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông theo lộ trình phát triển 5 năm cho ngành thông tin truyền thông nước này.
Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển
Bộ Ngoại giao cho biết, ngày 1/12/2021, Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức đàm phán vòng 15 Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và vòng 12 Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển theo hình thức trực tuyến do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Trịnh Đức Hải và Đại diện các vấn đề biên giới và biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Nhân Hỏa đồng chủ trì.

Bên cạnh lên tiếng phản đối, Trung Quốc còn đưa tàu hải cảnh vào khu vực để gia tăng áp lực, các nguồn tin chính phủ Indonesia kể lại, căn cứ vào lời của nhân chứng trực tiếp, Nikkei đưa tin ngày 28/12.

Dự án khoan thăm dò được tiến hành từ tháng 7 gần quần đảo Natuna trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, nhưng cũng nằm trong đường 9 đoạn mà Trung Quốc đặt ra để tuyên bố yêu sách chủ quyền phi pháp ở phần lớn Biển Đông.

Không chỉ phản đối, Trung Quốc còn điều các tàu hải cảnh đến khu vực để gia tăng áp lực, theo các nguồn tin chính phủ Indonesia dẫn lời các nhân chứng.

Trung Quốc phản ứng thế nào khi Indonesia khoan thăm dò trên Biển Đông?
Tàu hải cảnh Trung Quốc được nhìn từ trên một tàu hải quân Indonesia trong chuyến tuần tra quần đảo Natuna. Ảnh: Reuters.

Chính phủ Indonesia chưa công khai về phản đối trên của Trung Quốc. Theo phó đô đốc Aan Kurnia đứng đầu Cơ quan An ninh hàng hải Indonesia, đợt khoan thăm dò trên hoàn tất vào cuối tháng 11.

Từ năm 2019, Bắc Kinh tăng cường hoạt động gần quần đảo Natuna, làm leo thang căng thẳng với Jakarta. Tháng 5/2020, Indonesia đệ trình công hàm lên Liên Hợp Quốc (LHQ) để bác bỏ yêu sách chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với “đường chín đoạn”.

Đáp trả, Trung Quốc gửi công hàm tới LHQ để khẳng định chủ quyền phi lý tại Biển Đông, đồng thời tìm kiếm giải pháp qua thương lượng. Phía Indonesia từ chối ngồi vào bàn đàm phán.

Indonesia hiện tìm kiếm cách tăng cường phòng thủ ở Natuna và vùng xung quanh vì nghi ngờ Trung Quốc đang tìm cơ hội chiếm quyền kiểm soát quần đảo.

Quân đội Indonesia đang kéo dài đường băng tại một căn cứ không quân để có thể triển khai thêm máy bay, đồng thời bắt đầu xây dựng căn cứ tàu ngầm. Tàu đánh cá địa phương cũng tham gia vào hệ thống cảnh báo sớm trước các tàu Trung Quốc đang tiếp cận.

Indonesia và Mỹ đang xây dựng một cơ sở huấn luyện hỗn hợp cho lực lượng tuần duyên gần Natuna. Hồi tháng 8, hai bên đã tham gia cuộc tập trận song phương lớn nhất từ trước đến nay tại 3 địa điểm ở Indonesia, mô phỏng phòng thủ đảo.

Nhật, Philippines xem xét khởi động đối thoại an ninh nhằm đối phó Trung Quốc trên biển Đông Nhật, Philippines xem xét khởi động đối thoại an ninh nhằm đối phó Trung Quốc trên biển Đông
Hãng thông tấn Kyodo News đưa tin các nhà lãnh đạo của Nhật và Philippines ngày 17/11 đã nhất trí xem xét việc khởi động đối thoại an ninh "2+2" nhằm tăng cường hợp tác trong việc đối phó sự quyết đoán trên biển ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Việt Nam phản ứng thông tin máy bay Trung Quốc diễn tập trên Biển Đông Việt Nam phản ứng thông tin máy bay Trung Quốc diễn tập trên Biển Đông
Việt Nam nhất quán chủ trương mong muốn Biển Đông là khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Bình Yên

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/trung-quoc-phan-ung-the-nao-khi-indonesia-khoan-tham-do-tren-bien-dong-160382.html

In bài viết