Kiều bào Mỹ góp sức xây dựng mạng lưới phân phối, đưa hàng Việt Nam ra thế giới

06:12 | 16/08/2021

Hơn 300.000 cơ sở kinh doanh của người Việt Nam tại Mỹ đã cùng doanh nghiệp trong nước xây dựng các mạng lưới đưa hàng Việt thâm nhập thị trường Mỹ, chinh phục người tiêu dùng, tạo điều kiện cho nông sản, hàng hoá Việt ra thế giới.
Đóng góp của kiều bào trong công tác đối ngoại Đóng góp của kiều bào trong công tác đối ngoại
Ngoại giao nhân dân góp sức tạo bước chuyển về “chất” trong quan hệ Việt –Mỹ Ngoại giao nhân dân góp sức tạo bước chuyển về “chất” trong quan hệ Việt –Mỹ

Dịch COVID-19 bùng phát mang đến nhiều thách thức, nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Mỹ là thị trường lớn có nhu cầu ngày càng cao với hàng hoá từ Việt Nam. Cộng đồng người Việt tại Mỹ khá lớn với gần 2 triệu người, chiếm gần 50% người Việt ở hải ngoại, sở hữu hơn 300.000 cơ sở kinh doanh ở khắp các tiểu bang là lực lượng hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thâm nhập thị trường Mỹ.

Chế biến hạt điều xuất khẩu (Nguồn: TTXVN)
Chế biến hạt điều xuất khẩu (Nguồn: TTXVN)

Thời gian qua, nhiều mặt hàng Made in Vietnam, như hàng nông sản chất lượng cao, một số sản phẩm của các công ty lớn như FPT, hay như trong giai đoạn hiện nay là câu chuyện thâm nhập thị trường Mỹ của xe ô tô Vinfast…đã trở thành niềm tự hào chung của cộng đồng doanh nghiệp Việt, trong nỗ lực hiện thực hóa giấc mơ đưa thêm nhiều mặt hàng Việt trở nên thân thuộc với người tiêu dùng tại Mỹ.

Ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ, cho biết trong bối cảnh các hoạt động kết nối giao thương theo hình thức trực tuyến phát triển, cơ hội hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và doanh nghiệp Mỹ rộng lớn hơn. Thông qua các chính sách cụ thể, Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho bà con kiều bào về nước đầu tư, kinh doanh, trở thành một phần quan trọng của cộng đồng Việt Nam trên thế giới.

Đến nay đã có trên 3.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư từ kiều bào đăng ký kinh doanh tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp kiều bào đã trở thành đại diện, kênh phân phối đưa hàng Việt Nam đến với người tiêu dùng các nước, trong đó có Mỹ.

Ông James Nguyễn, doanh nhân Việt kiều Mỹ cho biết, cộng đồng doanh nghiệp Việt tại Mỹ có lợi thế am hiểu pháp luật, mạng lưới doanh nghiệp Việt ở đây đã biết liên kết, tạo được tiếng nói và có nhiều kinh nghiệm tác động, bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng người Việt ở Mỹ.

Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco - ông Nguyễn Trác Toàn, cho biết đang có những nhân tố mới tạo nên giá trị mới, đầy tiềm năng trong hợp tác giữa hai bên. Đã xuất hiện mô hình doanh nghiệp Việt kiều liên kết với doanh nghiệp Mỹ đặt hàng ở các trang trại Việt Nam, nuôi trồng theo chuẩn quốc tế sau đó xuất sang thị trường Mỹ nên rất thành công.

Gần đây còn có thêm sự xuất hiện của các nhóm tri thức trẻ. Tháng 7/2020, Hiệp hội Doanh nhân người Việt tại Mỹ vừa được thành lập tại Mỹ. Đây là những nhân tố, tiềm năng mới tạo nên những giá trị tiềm năng trong hợp tác giữa hai bên.

Trong bối cảnh các hoạt động kết nối giao thương theo hình thức trực tuyến phát triển, cơ hội hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và doanh nghiệp Mỹ rộng lớn hơn.
Trong bối cảnh các hoạt động kết nối giao thương theo hình thức trực tuyến phát triển, cơ hội hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và doanh nghiệp Mỹ rộng lớn hơn.

Nhìn nhận những cơ hội quảng bá hàng hóa qua trực tuyến, mạng xã hội đang rất phổ biến, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, đây chưa phải là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam. Theo ông David Dương, Chủ tịch Hội doanh gia Việt Mỹ, Chủ tịch Công ty California Waste Solution, để hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải có thị trường bền vững. Cần có một nơi tập trung nhập hàng hóa vào để kiểm tra, kiểm định chất lượng tất cả hàng hóa. Chất lượng không kiểm soát mà đưa vào thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với hàng hóa Việt Nam.

Theo ông David Dương, tiềm năng đầu tư của kiều bào về Việt Nam là rất lớn, thế nhưng ở chiều hàng hóa nhập vào Hoa Kỳ vẫn chưa phát huy được tiềm năng. Doanh nghiệp Việt Nam chưa biết cách để đưa sản phẩm vào thị trường Mỹ và làm sao để mặt hàng có tính cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm cùng loại đã có từ trước đó. Hợp đồng soạn thảo xuất khẩu sản phẩm cũng sơ hở, chưa chặt chẽ do nôn nóng để đưa sản phẩm vào thị trường các nước”.

Góp ý về vấn đề đầu tư, Chủ tịch Hội doanh gia Việt Mỹ cho rằng, không chỉ nghĩ đến việc đưa hàng hóa ra nước ngoài mà còn cần thu hút đầu tư tài chính, đầu tư khoa học công nghệ, đặc biệt là chất xám.

“Những người đang sinh sống ở nước ngoài nói chung và Mỹ nói riêng, ai nấy cũng mong muốn trở về Việt Nam để đóng góp cái gì đó cho quê hương, mà phần đông những người muốn trở về tận dụng chất xám của họ nhiều hơn. Đất lành chim đậu, đầu tư nơi đâu không bằng đầu tư trên quê hương”, ông David Dương thông tin.

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài ngày càng lớn mạnh. Hiện có hơn 5,3 triệu người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại gần 130 nước và vùng lãnh thổ, luôn hướng về quê hương đất nước và mong muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Cùng với sự lớn mạnh của cộng đồng kiều bào, lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài ngày càng phát triển với tiềm lực rất lớn. Hiện có hàng trăm ngàn doanh nghiệp người Việt Nam hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau tại các quốc gia trên thế giới từ các lĩnh vực kinh doanh nhỏ, như nhà hàng, khách sạn, du lịch... đến các ngành khoa học công nghệ cao.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Chuyên gia quan hệ Việt – Mỹ bật mí vai trò “cầu nối” hữu nghị, giới thiệu cơ hội kinh doanh của kiều bào Chuyên gia quan hệ Việt – Mỹ bật mí vai trò “cầu nối” hữu nghị, giới thiệu cơ hội kinh doanh của kiều bào
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiều bào là cầu nối góp phần tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiều bào là cầu nối góp phần tăng cường tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Thùy Dương

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/kieu-bao-my-gop-suc-xay-dung-mang-luoi-phan-phoi-dua-hang-viet-nam-ra-the-gioi-160014.html

In bài viết