Đoàn kết, tương trợ, đưa hàng Việt Nam “giữ chân” tại thị trường Thuỵ Điển

14:12 | 28/11/2021

Với hơn 17.000 kiều bào đang sinh sống và làm việc tại Thuỵ Điển đã tạo ra những mối liên kết cá nhân và kinh doanh chặt chẽ và mật thiết với Việt Nam, và đây là kênh tiêu thụ hàng Việt Nam vô cùng quan trọng.
Đại sứ quán, trường học, doanh nghiệp hiến kế xây dựng quan hệ Việt Nam - Mông Cổ Đại sứ quán, trường học, doanh nghiệp hiến kế xây dựng quan hệ Việt Nam - Mông Cổ
Người Việt tại Johor (Malaysia) đoàn kết hỗ trợ nhau trong đại dịch Người Việt tại Johor (Malaysia) đoàn kết hỗ trợ nhau trong đại dịch

“Cầu nối” đưa hàng Việt vào Bắc Âu

Mới đây, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thuỵ Điển đã chính thức ra mắt tại thành phố Malmo, Thuỵ Điển. Các hoạt động của Hội được kỳ vọng sẽ là cầu nối đưa hàng Việt Nam vào Thuỵ Điển nói riêng và Bắc Âu nói chung. Không chỉ dừng lại ở mặt hàng nông sản, thực phẩm như hiện nay mà còn mở rộng ra nhiều diện mặt hàng khác, để làm sao tận dụng được dù là cơ hội nhỏ nhất do EVFTA đem lại.

Theo bà Nguyễn Hoàng Thúy Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu cho biết, trong hơn 50 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Thuỵ Điển, quan hệ hợp tác hai nước không ngừng phát triển trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế thương mại. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Thuỵ Điển được củng cố bởi các mối liên kết giữa người dân với người dân, doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đặc biệt, với hơn 17.000 kiều bào đang sinh sống và làm việc tại Thuỵ Điển đã tạo ra những mối liên kết cá nhân và kinh doanh chặt chẽ và mật thiết với Việt Nam, và đây là kênh tiêu thụ hàng Việt Nam vô cùng quan trọng.

Bà Nguyễn Hoàng Thúy chia sẻ, cộng đồng doanh nghiệp Việt tại Thụy Điển rất thành công. Không như ở nhiều nước khác, các kho hàng Á châu chủ yếu do người Trung Quốc, người Thái làm chủ, thì ở đây các kho hàng Á châu chủ yếu do người Việt chúng ta làm chủ.

Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thuỵ Điển ra mắt.
Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thuỵ Điển ra mắt. Nguồn: Bộ Công thương

Thông tin thêm về nội dung này, ông Diệp Văn Tỷ, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thuỵ Điển cho biết, trước sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt tại Thụy Điển cũng như ngày càng nhiều doanh nhân và doanh nghiệp được thành lập và phát triển tại Thụy Điển những năm gần đây, quy mô, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp do người Việt quản lý tại Thụy Điển có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với xu thế phát triển chung.

Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển đã chính thức được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ những người Việt tại Thụy Điển ổn định cuộc sống, hình thành và phát triển kinh doanh, là sân chơi cho cộng đồng giao lưu, học hỏi và cũng để kết nối kinh doanh hai đầu Việt Nam và Thụy Điển, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển đã chính thức được thành lập.

Khai thác tiềm năng “thị trường ngách”

Ngay sau khi thành lập Hội Doanh nghiệp Việt tại Thụy Điển đã triển khai nhiều hoạt động kịp thời để chia sẻ, kết nối thông tin doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu nhiều thách thức từ tác động của tình hình dịch bệnh COVID-19.

Theo ông Diệp Văn Tỷ, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thuỵ Điển, hiện nay, nhiều loại nông sản, thực phẩm của Việt Nam đã được các doanh nghiệp hội viên Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thuỵ Điển nhập khẩu và phân phối tại các chuỗi siêu thị lớn của Thụy Điển. Việc ưu tiên nhập khẩu và phân phối hàng hoá Việt sẽ là việc mà Hội tích cực triển khai thời gian tới nhằm góp phần tăng sự hiện diện của hàng Việt Nam tại thị trường này.

Gạo Việt Nam tại kho hàng thực phẩm Thuỵ Điển. Ảnh: Minh Khuyên (Nguồn: Bộ Công Thương)
Gạo Việt Nam tại kho hàng thực phẩm Thuỵ Điển (Nguồn: Bộ Công Thương)

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Diệp Văn Tỷ, Châu Âu, Bắc Âu hay Thụy Điển là thị trường khó tính với nhiều yêu cầu từ tiêu chuẩn của các sản phẩm nhập khẩu cũng như khẩu vị và thói quen cùng với giá cả. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện hơn về cách kinh doanh và xuất khẩu hàng của mình. Chú trọng hơn về chất lượng và uy tín của các sản phẩm của mình theo đúng những yêu cầu trong thương thuyết giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Giá cả các mặt hàng cần ổn định và cạnh tranh hơn, nguồn hàng cung cấp cần đều đặn hơn nhằm tăng sự hiện diện của mình tại thị trường Thụy Điển cũng như thị trường Bắc Âu.

Các ý kiến cũng cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần tối ưu hoá quy trình sản xuất, hạn chế phát thải ra môi trường, hướng đến sản xuất xanh, sản phẩm thân thiện môi trường. Đồng thời cân nhắc tới thị trường ngách. Trong thị trường này, sản phẩm được tập trung vào một phân khúc khách hàng cụ thể, có ưu điểm ít cạnh tranh, khả năng giữ khách cao và phù hợp với doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ của Việt Nam.

Thời điểm hiện nay, mặc dù do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam- Thụy Điển có giảm so với trước đó. Tuy nhiên, một số mặt hàng thực phẩm lại tăng trưởng khá ấn tượng, ví dụ mặt hàng gạo, trước đây Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Thuỵ Điển từ vài chục ngàn đến hơn 100.000 USD thì nay đã tăng lên gần 2 triệu USD. Gạo và nhiều mặt hàng mới của Việt Nam như nước cốt dừa, tương ớt, bún, miến, phở… đã được các doanh nghiệp đầu mối đưa vào tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị lớn như Willy, City Gross….

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Điều kiện đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài Điều kiện đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài
Thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp nữ của Nga và Việt Nam Thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp nữ của Nga và Việt Nam

Thùy Dương

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/doan-ket-tuong-tro-dua-hang-viet-nam-giu-chan-tai-thi-truong-thuy-dien-159937.html

In bài viết