1 triệu EUR hỗ trợ cha mẹ học kỹ năng nuôi dạy con cái

13:49 | 13/12/2021

Làm cha mẹ là phần thưởng quý giá, cũng là công việc rất khó khăn. Cần cung cấp các kỹ năng hỗ trợ cha mẹ thực hiện vai trò của mình - bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam phát biểu tại Lễ công bố hợp tác nhằm mở rộng Dự án “Làm cha mẹ trong phát triển toàn diện trẻ thơ” (IECD).
Việt Nam cụ thể hóa các cam kết quốc tế về quyền trẻ em Việt Nam cụ thể hóa các cam kết quốc tế về quyền trẻ em
Đảm bảo quyền trẻ em trước tác động của đại dịch COVID-19 và thiên tai, biến đổi khí hậu Đảm bảo quyền trẻ em trước tác động của đại dịch COVID-19 và thiên tai, biến đổi khí hậu

Chương trình do Bộ LĐ-TB&XH, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), mạng lưới The Human Safety Net, tổ chức toàn cầu của tập đoàn Generali và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức.

Trong giai đoạn mở rộng từ năm 2021 - 2024, dự án sẽ nhận được tài trợ hơn 1 triệu EUR bên cạnh các hoạt động hỗ trợ phi tài chính khác từ mạng lưới The Human Safety Net.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, gia đình và cha mẹ có vai trò không thể thay thế được trong chăm sóc trẻ em.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, gia đình và cha mẹ có vai trò không thể thay thế được trong chăm sóc trẻ em.

Thông tin tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, việc hỗ trợ các gia đình và cung cấp kiến thức làm cha mẹ có chất lượng là điều cần thiết để đạt được sự phát triển tốt nhất cho trẻ em. Sự hợp tác này góp phần quan trọng vào việc thực hiện có hiệu quả hơn công tác bảo đảm quyền trẻ em ở Việt Nam cũng như nhân rộng chương trình phát triển toàn diện trẻ thơ của Chính phủ.

Bà Emma Ursich, Giám đốc The Human Safety Net: Sáng kiến sẽ tiếp cận đến nhiều phụ huynh và trẻ em hơn nữa trên cả nước, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số, cũng như những lao động nhập cư tại các đô thị Việt Nam.
Bà Emma Ursich, Giám đốc The Human Safety Net: Sáng kiến sẽ tiếp cận đến nhiều phụ huynh và trẻ em hơn nữa trên cả nước, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số, cũng như những lao động nhập cư tại các đô thị Việt Nam.

Theo bà Emma Ursich, Giám đốc The Human Safety Net, cha mẹ và người chăm sóc đóng vai trò cung cấp, chăm sóc dinh dưỡng, khuyến khích và bảo vệ chính giúp trẻ có thể phát triển khỏe mạnh. Sáng kiến sẽ hỗ trợ UNICEF triển khai chương trình cộng đồng và tiếp cận đến nhiều phụ huynh và trẻ em hơn nữa trên cả nước, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số, cũng như những lao động nhập cư tại các đô thị Việt Nam.

Cung cấp cho cha mẹ kiến thức, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và xây dựng mối quan hệ tích cực giữa cha mẹ và con cái. Qua đó, giúp giảm thiểu hành vi bạo lực đối với trẻ em bằng cách học thông qua vui chơi, củng cố các hành vi tích cực và kiểm soát các hành vi xấu, xây dựng cấu trúc và thói quen, trò chuyện về COVID-19, cũng như kiểm soát căng thẳng và xung đột.

Đồng thời các chính sách thân thiện với gia đình như: nghỉ phép có lương, hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc trẻ em và trợ cấp cho trẻ em… sẽ giúp cha mẹ có thời gian và nguồn lực cần thiết để phát triển trí não cho trẻ, cũng như khuyến khích áp dụng cách thực hành tốt nhất.

quyền trẻ em, nhân quyền, kỹ năng làm cha mẹ. Ảnh minh họa
Việt Nam là một trong những quốc gia triển khai mạnh mẽ các cam kết quốc tế thực hiện quyền trẻ em. Ảnh minh họa

Hiện nay, thách thức đang đặt ra đối với người làm cha mẹ là cần phải biết làm gì, khi nào và như thế nào và khuyến khích trẻ theo cách thức đúng đắn nhất. Thách thức này thậm chí còn khó hơn đối với những người làm cha mẹ phải rời xa những gia đình có nhiều thế hệ để tìm việc làm; đặc biệt trong bối cảnh đại dịch đang đẩy nhiều gia đình vào hoàn cảnh khó khăn, trẻ em bị tách biệt khỏi trường học và bạn bè.

Trong khi đó, các bằng chứng khoa học đã cho thấy, việc thực hành làm cha mẹ tích cực có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển thể chất, tư duy, tình cảm và tâm lý xã hội của trẻ em.

Trẻ em nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, sự kích thích phát triển, sự khuyến khích động viên, không gian dành cho sáng tạo, chăm sóc y tế và được bảo vệ… sẽ phát triển ở mọi lĩnh vực. Trẻ sẽ lớn lên với sự tự tin, học tốt hơn, có ít các vấn đề về hành vi cũng như sẽ gặp phải ít vấn đề về lạm dụng chất kích thích và các vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn trong tương lai…

Trước đó, Dự án đã được UNICEF, Bộ LĐ-TB&XH cùng VCCI triển khai thí điểm từ năm 2019 tại 27 xã của ba tỉnh Gia Lai, Điện Biên và Kon Tum và một số nhà máy trong và xung quanh thành phố Hồ Chí Minh. Với tầm nhìn đến năm 2024, các đối tác cam kết mở rộng dự án tới 15 tỉnh/thành phố và thêm 40 công ty cùng với khả năng tiếp cận di động rộng hơn thông qua các nền tảng học tập kỹ thuật số.

Việt Nam là một trong những quốc gia triển khai mạnh mẽ các cam kết quốc tế thực hiện quyền trẻ em và các nỗ lực quốc gia trong phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời với Quyết định số 1437/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm bảo đảm cho trẻ em đến 8 tuổi được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và tiếp cận bình đẳng các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện.

Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh thông điệp đặt cha mẹ vào trọng tâm sự quan tâm của xã hội. “Làm cha mẹ là một trong những trụ cột quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của trẻ thơ và được coi là vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết trong bối cảnh diễn ra đại dịch COVID-19”.

UNICEF: COVID-19 đẩy thêm 100 triệu trẻ em rơi vào nghèo đói UNICEF: COVID-19 đẩy thêm 100 triệu trẻ em rơi vào nghèo đói
Việt Nam đề xuất bảo vệ trẻ em bị chia cắt khỏi gia đình trong xung đột vũ trang Việt Nam đề xuất bảo vệ trẻ em bị chia cắt khỏi gia đình trong xung đột vũ trang

Thùy Dương

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/1-trieu-eur-ho-tro-cha-me-hoc-ky-nang-nuoi-day-con-cai-159136.html

In bài viết