Nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người già, trẻ em, người khuyết tật

14:16 | 23/11/2021

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định 1942/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030.
Bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên Bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên
Mới đây, Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em Thế giới năm 2021 đã được tổ chức tại Hà Nội. Chương trình do UNICEF và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đồng tổ chức nhằm nêu bật tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần khỏe mạnh cho trẻ em, kiến nghị tăng cường đầu tư và hành động nhằm hỗ trợ, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe tâm thần cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên.
Người cao tuổi, người khuyết tật được hỗ trợ trong điều trị và cách ly do COVID-19 Người cao tuổi, người khuyết tật được hỗ trợ trong điều trị và cách ly do COVID-19
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 6/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Quyết định 33/2021/QĐ-TTg đã cắt giảm một số điều kiện và thủ tục nhận hỗ trợ, đồng thời mở rộng phạm vi hỗ trợ theo hướng bảo đảm cuộc sống cho những đối tượng yếu thế.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình là củng cố, đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cung cấp dịch vụ của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội nhằm bảo đảm cho các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nhanh, kịp thời các dịch vụ y tế phù hợp theo hướng toàn diện, liên tục và hiệu quả; lồng ghép các hoạt động tăng cường sức khỏe, phòng ngừa, chăm sóc y tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng kết hợp với các hoạt động trợ giúp xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đối tượng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm và phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: tối thiểu 70% các bệnh viện, trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thực hiện được 100% danh mục kỹ thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, thực hiện được tối thiểu 70% danh mục dịch vụ kỹ thuật của cơ sở y tế chuyên khoa tuyến tỉnh.

Nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người già, trẻ em, người khuyết tật
Ảnh minh hoạ.

Tối thiểu 70% cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy bảo đảm đủ điều kiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, phục hồi chức năng cho đối tượng;...

Nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình gồm: Củng cố, hoàn thiện các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội; đổi mới, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội; đổi mới cơ chế cung cấp dịch vụ của cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội; đổi mới cơ chế tài chính, nguồn lực hỗ trợ cho cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội; hỗ trợ nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội; truyền thông nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho đối tượng.

Trong đó, thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các đối tượng do cơ sở quản lý và người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; quản lý sức khỏe, tập trung theo dõi, tư vấn về sức khỏe, chăm sóc giảm nhẹ, phục hồi chức năng, phòng, chống các bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm, quản lý các bệnh mạn tính cho đối tượng do cơ sở quản lý và người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh theo chức năng, nhiệm vụ và kết nối, chuyển người bệnh lên các cơ sở y tế tuyến trên.

Có giải pháp, lộ trình nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các đối tượng phục vụ của cơ sở; vận động nguồn lực hỗ trợ khám, chữa bệnh đối với người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em, người nghèo, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người có thu nhập thấp.

Xây dựng gói dịch vụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cơ bản cho thương bệnh binh, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người khuyết tật theo quy định của pháp luật bảo đảm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đối tượng.

Nỗ lực chăm sóc tốt nhất cho hơn 2.000 trẻ em mồ côi do COVID-19 trên toàn quốc Nỗ lực chăm sóc tốt nhất cho hơn 2.000 trẻ em mồ côi do COVID-19 trên toàn quốc
Theo thống kê của Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), tính đến ngày 11/10, hơn 2.000 trẻ em và người chưa thành niên đã mồ côi cả cha mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc do đại dịch COVID-19. Riêng TP.HCM có hơn 1.500 trẻ mồ côi do đại dịch.
Triển khai kịp thời các biện pháp chăm sóc trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19 Triển khai kịp thời các biện pháp chăm sóc trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19
Ngày 23/9, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà đã ký Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai kịp thời các biện pháp chăm sóc trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19.

Kim Hảo

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nang-cao-chat-luong-bao-ve-cham-soc-suc-khoe-nguoi-gia-tre-em-nguoi-khuyet-tat-157378.html

In bài viết