5 nhóm giải pháp đẩy mạnh cải cách mô hình công vụ tại Việt Nam

09:50 | 05/11/2021

Một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của lĩnh vực công là hiệu quả hoạt động của nền công vụ, thể hiện ở sự gắn bó, tận tụy của công chức với công vụ. Cải cách mô hình công vụ (MHCV) sẽ góp phần tăng cường sự gắn kết và hiệu quả làm việc của công chức viên chức đối với khu vực công.
5 nhóm giải pháp đẩy mạnh cải cách mô hình công vụ tại Việt Nam
Đẩy mạnh cải cách nền công vụ giai đoạn mới

Khu vực nhà nước còn gọi là khu vực công (KVC) với đối tượng làm việc chủ yếu là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CCVC). Đây là khu vực gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước và phục vụ xã hội, phục vụ người dân. Trong bối cảnh Việt Nam đang đặt mục tiêu cải cách mạnh mẽ KVC thì yêu cầu tất yếu là phải cải cách, đổi mới cả mô hình quản lý công vụ, công chức.

Xuất phát từ thực tiễn MHCV hiện nay của Việt Nam cũng như yêu cầu cải cách công vụ, có thể đề xuất một số kiến nghị về việc cải cách MHCV:

Thứ nhất, áp dụng MHCV việc làm thay vì MHCV chức nghiệp như hiện tại. Theo đó, khu vực quản lý nhà nước thực hiện sự kết hợp chế độ chức nghiệp với chế độ việc làm, còn khu vực sự nghiệp công lập phải chuyển hẳn sang chế độ công vụ việc làm. Ý tưởng này xuất phát từ thực tế hiện nay là sự chuyển đổi giữa 2 chế độ còn chậm, chưa thực sự tạo ra sự khác biệt về chế độ quản lý nhân sự giữa khu vực quản lý nhà nước và khu vực cung cấp dịch vụ công, khu vực sản xuất – kinh doanh. Khi áp dụng MHCV việc làm, sẽ có được chính sách thu hút và gắn kết phù hợp.

Thứ hai, có tình trạng bất cập hiện nay là không tuyển được người đáp ứng với yêu cầu công việc, không giữ được nhân sự có năng lực trong khi không loại bỏ được người “an phận thủ thường”. Để khắc phục, có thể đổi mới chế độ tuyển dụng theo hướng cạnh tranh công khai, minh bạch gắn với chế độ đãi ngộ tương xứng thông qua cải cách chế độ tiền lương. Nhờ đó, CCVC sẽ có ý thức, sẽ tự giác nâng cao năng lực, phẩm chất của mình để được đãi ngộ tương xứng.

Thứ ba, cần nâng cao năng lực quản trị KVC, áp dụng các phương pháp quản trị nhân sự khu vực tư. Chuyển đổi mạnh mẽ nền công vụ sang phục vụ, không chỉ coi trọng chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải cải thiện thái độ phục vụ, đạo đức công vụ. Phát huy các giá trị tốt đẹp của nền công vụ phục vụ, định hướng cho CCVC làm tốt nhiệm vụ của mình.

Thứ tư, giảm áp lực công việc cho đội ngũ thực thi công vụ là một yếu tố để đội ngũ CCVC không rời khỏi KVC. Đổi mới cách thức quản trị nhân lực KVC phải đi đôi với cải thiện môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ. Đổi mới các phương pháp phân tích, thiết kế và phân công công việc mang tính đột phá để phát huy tính sáng tạo trong thực hiện công việc, khắc phục sự nhàm chán đơn điệu trong công việc trên cơ sở áp dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0.

5 nhóm giải pháp đẩy mạnh cải cách mô hình công vụ tại Việt Nam
Hội nghị tập huấn phổ biến kinh nghiệm các nước ASEAN trong lĩnh vực cải cách công vụ, nâng cao năng lực cho công chức địa phương do Bộ Nội vụ tổ chức

Thứ năm, cải cách MHCV hướng đến xây dựng thương hiệu cho các tổ chức KVC, là cơ sở để thu hút và gắn bó CCVC với KVC, vì vậy, phải quan tâm xây dựng các tiêu chuẩn về quản lý và phục vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của KVC.

Tính đến nay, trải qua 2 giai đoạn thực hiện Chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước (giai đoạn 2001-2010 và 2011-2020), chính phủ luôn yêu cầu cải cách MHCV và công chức với yêu cầu là nhanh chóng chuyển từ MHCV chức nghiệp sang MHCV việc làm.

Quá trình cải cách này đã mang lại những thay đổi bước đầu trong nền công vụ, đó là vừa thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ CCVC. Quá trình cải cách công vụ, công chức đã làm thay đổi mối quan hệ gắn kết CCVC với nền công vụ theo hướng thực chất, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi công vụ.

Vai trò người đứng đầu Vai trò người đứng đầu
Trong suốt quá trình hình thành và hoạt động đến nay, hợp tác cộng đồng ASEAN đã chứng kiến các hoạt động được tổ chức rất thành công, qua đó đã thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp của cả cộng đồng các nước ASEAN. Với những thành công của các hoạt động cho thấy được ý nghĩa và vai trò quan trọng của những người đứng đầu nền công vụ các nước ASEAN đã tạo nên một sự gắn kết, đồng thuận lớn trong toàn khu vực.
Ngôi nhà chung ASEAN - mô hình liên kết khu vực rất thành công Ngôi nhà chung ASEAN - mô hình liên kết khu vực rất thành công
Từ năm nước ban đầu, ASEAN đã lớn mạnh, trở thành Cộng đồng gồm 10 quốc gia làm chủ vận mệnh của mình và ngày càng trưởng thành hơn về chính trị, vững vàng hơn về kinh tế, hoàn thiện hơn về thể chế, gắn kết hơn trong quan hệ. Chúng ta cùng tự hào về ngôi nhà chung ASEAN - mô hình liên kết khu vực rất thành công.
Phó Tổng Thư ký ASEAN: Hiện đại hóa nền công vụ là nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy niềm tin của người dân với Chính phủ Phó Tổng Thư ký ASEAN: Hiện đại hóa nền công vụ là nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy niềm tin của người dân với Chính phủ
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tập huấn, phổ biến kinh nghiệm của các nước ASEAN trong lĩnh vực cải cách công vụ, nâng cao năng lực cho công chức các địa phương năm 2021, ông Ekkaphab Phanthavong, Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Văn hóa - Xã hội nhấn mạnh nền công vụ và hiện đại hóa nền công vụ là nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy niềm tin của người dân với Chính phủ cũng như thúc đẩy môi trường đầu tư, kinh doanh và hội nhập quốc tế của các nước trong khu vực.

Chi Dân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/5-nhom-giai-phap-day-manh-cai-cach-mo-hinh-cong-vu-tai-viet-nam-156963.html

In bài viết