Bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ cấp chiến lược

11:00 | 15/10/2021

Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ cấp chiến lược đáp ứng yêu cầu, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đồng thời hướng đến nền công vụ ASEAN hiện đại.
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ cấp chiến lược
Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ là nhiệm vụ cấp thiết

Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của công tác cán bộ. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện, có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, thích ứng với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

Công tác cán bộ đã bám sát các quan điểm, nguyên tắc của Đảng ngày càng đi vào nền nếp và đạt được những kết quả quan trọng. Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị và sửa đổi, bổ sung nhiều quy định, quy chế để tổ chức thực hiện. Các quy trình về công tác cán bộ ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, công khai, minh bạch, khoa học và dân chủ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức mới được quan tâm, từng bước gắn với chức danh, với quy hoạch và sử dụng cán bộ...

Trước tình hình đó, Những giải pháp nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đã được ra:

Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030” đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025 phải có 50% cán bộ, công chức ở Trung ương; 25% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện ở địa phương đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định; 60% viên chức và 50% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định; 20% cán bộ, công chức xã và 15% cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp xã dưới 40 tuổi công tác tại địa bàn hoặc lĩnh vực có yêu cầu sử dụng ngoại ngữ đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định. Quyết định nêu rõ: việc thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sẽ góp phần nâng cao chất lượng con người để ngang tầm với vị trí công việc, cũng như là tiếp cận gần hơn với môi trường quốc tế, xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới.

Theo tinh thần đó, để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ cấp chiến lược trong thời gian tới theo đúng mục tiêu chung “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định, có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý và có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong công việc và làm việc trong môi trường quốc tế” đã được khẳng định tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg, cần chú trọng một số giải pháp sau:

Một là, xây dựng, ban hành hệ thống chính sách, văn bản pháp luật, chiến lược, kế hoạch đồng bộ về bồi dưỡng, sử dụng ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó quy định cụ thể tiêu chuẩn, trình độ ngoại ngữ với từng chức danh cán bộ. Yêu cầu về tiêu chuẩn, trình ngoại ngữ đối với đội ngũ cán bộ cấp chiến lược phải ở mức thông hiểu ít nhất 01 ngoại ngữ thông dụng (sử dụng thành thạo cả 04 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết), độc lập trong giao tiếp, nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

Bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ cấp chiến lược
Nâng cao ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ hướng đến nền công vụ ASEAN hiện đại

Hai là, xây dựng mô hình bồi dưỡng ngoại ngữ phù hợp với đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó cần đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng; cơ chế bồi dưỡng linh hoạt, tạo điều kiện cho cán bộ tham gia bồi dưỡng có hiệu quả; nội dung bồi dưỡng không chỉ đáp ứng yêu cầu giao tiếp mà còn phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu công vụ và yêu cầu làm việc trong môi trường quốc tế; giảng viên không chỉ giỏi ngoại ngữ, mà còn là người có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu về ngành, lĩnh vực được giao giảng dạy, có phương pháp truyền thụ phát triển khả năng tư duy, tính độc lập, tự chủ của người học; tăng cường, hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng ngoại ngữ.

Ba là, xây dựng môi trường học tập ngoại ngữ tại các cơ quan, đơn vị thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, cán bộ cấp chiến lược có thể tham gia các khóa học ngoại ngữ trực tuyến. Các khóa học này cần phải được xây dựng có khả năng tương tác cao, thuận lợi cho việc học ngoại ngữ hàng ngày của cán bộ cấp chiến lược.

Bốn là, cần có quy định, quy chế về sử dụng ngoại ngữ thường xuyên tại các cơ quan, đơn vị để cán bộ cấp chiến lược có điều kiện phát triển khả năng tư duy về ngôn ngữ. Trong đó, cán bộ cấp chiến lược buộc phải sử dụng ngoại ngữ như ngôn ngữ thông dụng thứ hai trong các lĩnh vực làm việc như giao dịch thương mại, luật pháp, khoa học và hội nhập quốc tế.

Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo chuyên môn sâu cho đội ngũ cán bộ cấp chiến lược và dự nguồn cấp chiến lược ở nước ngoài nhằm nâng cao năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ cho cán bộ cấp chiến lược.

Sáu là, xây dựng cơ chế khuyến khích đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược tích cực, chủ động tham gia các chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ; thường xuyên học tập, tự nâng cao trình độ, năng lực ngoại ngữ; cố gắng thích nghi với khả năng tư duy bằng ngoại ngữ trong các hoạt động công vụ để không ngừng nâng cao năng lực và khả năng thích ứng với môi trường làm việc quốc tế.

Bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ cấp chiến lược sẽ góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, khung năng lực theo quy định và đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, góp phần đưa Việt Nam vững bước trên con đường hội nhập và phát triển./.

Thúc đẩy, đa dạng và phát triển nền công vụ trong cộng đồng ASEAN Thúc đẩy, đa dạng và phát triển nền công vụ trong cộng đồng ASEAN
Ngày 29/10, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến phổ biến kinh nghiệm của các nước ASEAN trong lĩnh vực cải cách công vụ, nâng cao năng lực cho công chức địa phương năm 2021.
Sáu giải pháp hướng đến một nền công vụ ASEAN hiện đại Sáu giải pháp hướng đến một nền công vụ ASEAN hiện đại
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới cần thực hiện theo một số giải pháp được đề xuất.
Cải cách hành chính nhà nước để đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân tốt hơn Cải cách hành chính nhà nước để đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân tốt hơn
Việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo hướng xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, minh bạch, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả là để đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, xã hội ngày càng tốt hơn.

Chi Dân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/boi-duong-nang-cao-nang-luc-ngoai-ngu-cho-doi-ngu-can-bo-cap-chien-luoc-156568.html

In bài viết