Thúc đẩy Cơ chế một cửa ASEAN, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu nội khối

09:00 | 11/10/2021

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại đến cuối năm 2021.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị kiểm tra việc thực hiện kiểm toán tài chính bệnh viện Chủ tịch Quốc hội đề nghị kiểm tra việc thực hiện kiểm toán tài chính bệnh viện
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 10/11, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi đối với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long về các giải pháp khắc phục hạn chế trong khám, sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tật; gỡ vướng mắc về cơ chế tài chính cho mô hình Trung tâm Y tế huyện đa chức năng; việc chuyển giao các Bệnh viện quận, huyện và Trung tâm Y tế cho Sở Y tế quản lý dẫn đến nhiều khó khăn, bất cập, nhất là khi dịch bệnh bùng phát.
Còn nhiều hạn chế của y tế cơ sở trong công tác chống dịch COVID-19 Còn nhiều hạn chế của y tế cơ sở trong công tác chống dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 để lại tổn thất nặng nề cho nền kinh tế cũng như những mất mát to lớn về con người. Bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần nhìn thẳng vào những hạn chế của ngành y tế để nhận diện, bắt đúng bệnh, sớm khắc phục những điểm yếu trong công tác phòng chống dịch.
Thúc đẩy Cơ chế một cửa ASEAN, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu nội khối
Thúc đẩy Cơ chế một cửa ASEAN

Văn phòng Chính phủ ban hành công văn 6007/VPCP-KTTH ngày 30/8/2021 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại từ nay đến cuối năm 2021.

Xét báo cáo của Bộ Tài chính về Kết quả triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại của các tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh - Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại đã biểu dương Cơ quan thường trực của Ủy ban 1899 (Tổng cục Hải quan) đã tổng hợp, chuẩn bị báo cáo đánh giá đầy đủ kết quả triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại của các tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021 và Bộ Công Thương đã có báo cáo tình hình phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.

Theo kết quả, về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, tính đến ngày 30/6/2021, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 226 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành kết nối, với trên 3,93 triệu bộ hồ sơ của hơn 48 nghìn doanh nghiệp. Trong các tháng cuối năm 2020 và các tháng đầu năm 2021 (tính đến 30 tháng 6 năm 2021), Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành triển khai chính thức thông qua Cơ chế một cửa quốc gia 26 thủ tục hành chính.

Việt Nam đã kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên ASEAN. Đến ngày 30 tháng 6 năm 2021, tổng số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là: 375.646 C/O, tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước là: 955.300 C/O và đã hoàn thành việc kiểm thử kỹ thuật kết nối và trao đổi thông điệp thử nghiệm tờ khai hải quan xuất khẩu với Liên minh kinh tế Á - Âu; đang đàm phán trao đổi chứng nhận xuất xứ với Liên minh kinh tế Á - Âu; trao đổi thông tin C/O điện tử với Hàn Quốc; trao đổi chứng nhận điện tử với New Zealand.

Về công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu đã có nhiều cải cách đáng kể, được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, kết quả điển hình như: Triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành, đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, cắt giảm đáng kể các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành.

Nhiều Bộ, ngành chuyển đổi phương thức kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ tiền kiểm sang hậu kiểm, nổi bật có thể kể đến Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ đã chuyển hơn 90%, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an đã chuyển 100% mặt hàng sang hậu kiểm.

Bước đầu áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra chuyên ngành thể hiện thông qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung.

Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn đối với hàng hóa nhập khẩu, theo đó, cơ quan Hải quan làm đầu mối kiểm tra chuyên ngành; các Bộ, ngành thực hiện hậu kiểm; và thực hiện 7 nội dung cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu nhằm đơn giản quy trình, thủ tục, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, áp dụng thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro, giảm đầu mối tiếp xúc của doanh nghiệp, cắt giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu.

Thúc đẩy Cơ chế một cửa ASEAN, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu nội khối
Cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành

Phó Thủ tướng nhận định, về cơ bản, các Bộ đã triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 và Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020. Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành chưa đồng bộ, thống nhất; đã áp dụng quản lý rủi ro nhưng không hiệu quả; chưa áp dụng công nhận lẫn nhau, thừa nhận lẫn nhau; chưa áp dụng truy xuất nguồn gốc trong kiểm tra chuyên ngành; trình tự, thủ tục kiểm tra còn qua nhiều bước, quá mức cần thiết, không thống nhất, còn chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành; kiểm tra nhiều nhưng phát hiện kết quả rất thấp; chi phí kiểm tra chuyên ngành cao.

Nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại từ nay đến cuối năm 2021 còn rất nặng nề. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì đôn đốc các Bộ, ngành khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 và Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020.

Đồng thời, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định hướng xử lý tập trung, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2022.

Triển khai kết nối, tích hợp Cổng Thông tin một cửa quốc gia với Cổng Dịch vụ công quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu và tổ chức triển khai; trình Thủ tướng Chính phủ về kinh phí để thực hiện nhiệm vụ của các Bộ; xây dựng Kế hoạch hành động triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, thúc đẩy công nghiệp Logistics và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2021-2025 trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Ra mắt Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt Nam – ASEAN tỉnh Đồng Nai khóa I Ra mắt Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt Nam – ASEAN tỉnh Đồng Nai khóa I
Ngày 5/11/2021, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Đồng Nai phối hợp với Ban vận động thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - ASEAN tổ chức Đại hội đại biểu Hội hữu nghị Việt Nam – ASEAN tỉnh Đồng Nai lần thứ I, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là Đại hội Hội hữu nghị đa phương đầu tiên của tỉnh Đồng Nai.
Quan điểm nhất quán về Biển Đông tại Hội nghị cấp cao ASEAN Quan điểm nhất quán về Biển Đông tại Hội nghị cấp cao ASEAN
Biển Đông là một trong những nội dung thảo luận quan trọng trong khuôn khổ kỳ Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa qua.

Chi Dân

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/thuc-day-co-che-mot-cua-asean-tao-thuan-loi-cho-xuat-nhap-khau-noi-khoi-156108.html

In bài viết