Cà Mau cần triển khai tốt việc xử lý chất thải tại các bệnh viện dã chiến

06:31 | 19/10/2021

Đây là nội dung quan trọng được bác sĩ Trần Thanh Linh - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ tại buổi làm việc với tỉnh Cà Mau ngày 18/10.
Cà Mau trở lại trạng thái Cà Mau trở lại trạng thái "bình thường mới"
Hơn 6000 người dân di chuyển về quê, Cà Mau dừng nới lỏng giãn cách Hơn 6000 người dân di chuyển về quê, Cà Mau dừng nới lỏng giãn cách

Tại buổi làm việc, bác sĩ Trần Thanh Linh - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, mục tiêu của đoàn công tác là khảo sát tình hình chung trong phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh Cà Mau. Cụ thể, đoàn sẽ khảo sát thực tế khả năng thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 của tỉnh Cà Mau; sau đó, đoàn sẽ ở lại để tham gia điều trị và có những buổi tập huấn. Từ đó, giúp tỉnh có chiến lược lâu dài trong phòng chống dịch Covid-19.

Cà Mau cần triển khai tốt việc xử lý chất thải tại các bệnh viện dã chiến
Tỉnh Cà Mau đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) đến hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19.

“Dựa trên phương án phòng chống dịch Covid-19, kịch bản đáp ứng phòng chống dịch theo mức độ thì Cà Mau tối thiểu ở cấp độ 2. Hiện tỉnh có 14 bệnh viện có khả năng thu dung, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, với khoảng 1.990 bệnh nhân F0. Về phân tầng điều trị của các bệnh viện, thì tỉnh có 130 giường của tầng 3 nhưng thực tế chỉ có 110 giường để đáp ứng tiêu chuẩn hệ thống tầng 3. Về 330 giường ở tầng 2 thì tiêu chuẩn quy định là phải có hệ thống oxy lỏng, oxy trung tâm; nhưng ở các bệnh viện tuyến huyện thì hiện ta chưa có”, bác sĩ Linh nêu thực tế.

Từ tình hình thực tế tại tỉnh, đoàn công tác cho rằng, về cơ sở hạ tầng Cà Mau cần triển khai tốt việc xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng tại các bệnh viện dã chiến. Về các bệnh viện có tầng 2 thì đoàn đề nghị nâng cấp hệ thống oxy; phân luồng tạo điều kiện có thể phẫu thuật cho bệnh nhân Covid-19...

Đoàn công tác cũng đề nghị, hiện chúng ta đang thiếu rất nhiều máy thở oxy dòng cao HFNC, toàn tỉnh chỉ có 6 máy; với số lượng này thì quá thấp, tỉnh cần chú ý có phương án dự trù bổ sung thiết bị. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tầm soát nhân viên y tế tham gia điều trị bệnh; tăng cường quản lý bệnh nhân theo hướng nguy cơ, nhằm phát hiện sớm và dễ dàng phân tầng cho bệnh nhân…

Ông Nguyễn Văn Dũng - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau đánh giá cao và bày tỏ sự trân trọng trước những chia sẻ, góp ý của đoàn công tác cho công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 của tỉnh Cà Mau. Theo ông Dũng, kinh nghiệm điều trị ca mắc Covid-19 nặng ở Cà Mau là chưa nhiều; chính vì vậy, ngành y tế mong muốn có thêm buổi tập huấn; trong đó có những cảnh báo, đánh giá nguy cơ trong điều trị để điều chuyển bệnh nhân cho phù hợp. Bên cạnh đó, là kinh nghiệm trong việc sử dụng các loại thuốc cho bệnh nhân.

Cà Mau cần triển khai tốt việc xử lý chất thải tại các bệnh viện dã chiến
Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Tiến Hải - Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau đề nghị, về mặt chuyên môn, các bệnh viện cần nhanh chóng xác định hiện đang thiếu thiết bị gì; cần tính toán, đề xuất đặt mua thiết bị ở đâu; từ đó, tỉnh mới có có sở để tính toán, đầu tư sớm. Ngành y tế, các bệnh viện dã chiến xem lại bồn oxy lỏng; về phân luồng, chuẩn bị phòng mổ, phòng sanh cho bệnh nhân Covid-19 thì phải chuẩn bị thật kỹ.

“Các ngành, đơn vị cần nghiên cứu xây dựng phương án để tập trung đầu tư ở Bệnh viện Lao và bệnh phổi (bệnh viện dã chiến số 3) về hệ thống trang thiết bị, nhân lực để điều trị tốt nhất cho bệnh nhân Covid-19 nặng. Sở Y tế giao cho bộ phận chuyên môn làm kế hoạch tổng thể về phòng chống dịch bệnh Covid-19. Trong đó có cả phòng và điều trị bệnh theo kịch bản mức độ nguy cơ; trong đó nêu cụ thể về trang thiết bị, nhân lực đáp ứng”, ông Hải nhấn mạnh.

Theo ông Hải, hiện đội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng điều còn nhiều lúng túng trong điều trị Covid-19 nên cần có hướng dẫn, tập huấn ngay. Trong đó, dựa theo kinh nghiệm của các chuyên gia ở Bệnh viện Chợ Rẫy thì hướng dẫn cho đội ngũ ở Cà Mau nhất là về phân luồng, cách sử dụng thiết bị, vật tư y tế; điều trị cho bệnh nhân có bệnh nền; Khi tập huấn, cần huy động cả các sinh viên ngành y, đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng của các bệnh viện tư. Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cũng mong muốn các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm về cách theo dõi bệnh nhân không triệu chứng để biết được nguy cơ và chuyển bệnh...

Bộ Giao thông Vận tải cho phép mở thí điểm trở lại thêm hai đường bay nội địa Bộ Giao thông Vận tải cho phép mở thí điểm trở lại thêm hai đường bay nội địa
Ngày 13/10, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn đã ký Quyết định 1786/QĐ-BGTVT, bổ sung thêm 2 đường bay vào khai thác trong thời gian thí điểm.
Cà Mau trở lại trạng thái Cà Mau trở lại trạng thái "bình thường mới"
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành quyết định số 2157/QĐ-UBND về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau; người dân tỉnh Cà Mau được di chuyển trong nội tỉnh, nhưng không được ra đường từ 21 giờ hôm trước đến 4 giờ sáng ngày hôm sau.
Hơn 6000 người dân di chuyển về quê, Cà Mau dừng nới lỏng giãn cách Hơn 6000 người dân di chuyển về quê, Cà Mau dừng nới lỏng giãn cách
Theo UBND tỉnh Cà Mau trong 2 ngày qua, có hơn 6.000 công dân trở về Cà Mau từ các tỉnh, thành phố lớn; qua xét nghiệm sàng lọc cho hơn 1.000 người, đã có 25 người dương tính với SARS-Cov-2.
Học sinh Cà Mau có thêm phương án học trực tuyến linh hoạt Học sinh Cà Mau có thêm phương án học trực tuyến linh hoạt
Chiều 27/9, VNPT Cà Mau đã tổ chức Lễ ra mắt kênh truyền hình MyTV hỗ trợ dạy và học trực tuyến do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Cà Mau phối hợp với VNPT thực hiện.

Thượng Tâm

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ca-mau-can-trien-khai-tot-viec-xu-ly-chat-thai-tai-cac-benh-vien-da-chien-153864.html

In bài viết