Tầm soát COVID-19 diện rộng là chìa khóa mở cửa trở lại nền kinh tế

16:46 | 23/09/2021

Xét nghiệm tầm soát COVID-19 trên diện rộng giúp phát hiện sớm nguồn lây nhiễm để cách ly, khoanh vùng, dập dịch kịp thời; tránh việc giãn cách kéo dài trên phạm vi rộng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân... góp phần quan trọng trong việc mở cửa trở lại nền kinh tế.
Những nhóm đối tượng nào ở TP.HCM được nhận hỗ trợ đợt 3? Những nhóm đối tượng nào ở TP.HCM được nhận hỗ trợ đợt 3?
Bổ sung 14,62 nghìn tỷ đồng từ tiết kiệm chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 Bổ sung 14,62 nghìn tỷ đồng từ tiết kiệm chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19
Tầm soát COVID-19 diện rộng là chìa khóa mở cửa trở lại nền kinh tế
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bắc Ninh

Đánh giá tầm quan trọng của công tác tầm soát dịch COVID-19 trên diện rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhiều lần lưu ý các địa phương phải thần tốc xét nghiệm, nhanh chóng phát hiện F0 để có hướng cách ly, điều trị phù hợp, hạn chế tốc độ lây nhiễm của dịch.

Tuy nhiên, ở một số nơi, một số thời điểm, công tác xét nghiệm tầm soát vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để, quyết liệt. Điều này đã dẫn tới việc bỏ lọt F0 trong cộng đồng, gây khó khăn cho địa phương trong kiểm soát nguồn lây và khoanh vùng hiệu quả, kịp thời.

Để chấn chỉnh, ngày 19/9, Bộ Y tế đã có Công điện số 1436/CĐ-BYT nêu rõ, đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, địa phương phải xét nghiệm toàn bộ người dân 3 lần/tuần, ưu tiên xét nghiệm kháng nguyên nhanh để phát hiện F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời. Các địa bàn còn lại thực hiện xét nghiệm 5-7 ngày/lần... Trước đó, Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo cần thần tốc xét nghiệm-đây là yếu tố then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch; có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm Realtime RT-PCR (RT-PCR)...

Giới chuyên môn cho rằng, biến thể Delta lần này có đặc điểm sinh học rất khác biệt so với các biến chủng trước đây, tỷ lệ lây nhiễm bệnh rất cao, một người có thể lây sang 9-10 người, chu kỳ lây nhiễm ngắn, chỉ sau 48 giờ nhiễm virus, lượng virus đã có thể phát triển rất nhanh và lây cho người khác. Đặc biệt, trong thực tế, bệnh nhân có thể lây cho người khác mà không có dấu hiệu triệu chứng - đây cũng là lý do cần thần tốc xét nghiệm trên diện rộng.

Để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và công điện của Bộ Y tế, thiết nghĩ các địa phương cần có cách tiếp cận bài bản, khoa học hơn trong công tác xét nghiệm sàng lọc. Trước hết, mỗi địa phương cần tính toán, tổng hợp được nhu cầu và tần suất xét nghiệm trên địa bàn của mình, từ đó lên phương án chủ động về cơ số sinh phẩm, máy móc, nhân lực xét nghiệm. Vì là biện pháp mang tính chiến lược nên các địa phương cần tính cả nhu cầu tới cuối năm 2021 và những tháng tiếp theo trong năm 2022.

Bên cạnh đó, với vai trò là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế cũng cần tổng hợp được nhu cầu trên toàn quốc, nắm bắt được bức tranh toàn cảnh, căn cứ vào đó để tiếp tục kêu gọi các nguồn tài trợ, xã hội hóa hoặc chủ động mua sắm tập trung sinh phẩm, vật tư, thiết bị xét nghiệm, có đầy đủ cơ số dự phòng để kịp thời điều phối, phân bổ cho các đầu mối trong tình huống cần thiết.

Mặt khác, Bộ Y tế cũng cần hướng dẫn các địa phương chủ động, khẩn trương hơn nữa trong công tác tìm kiếm và tiếp cận nguồn sinh phẩm xét nghiệm RT-PCR và các bộ kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên chất lượng cao, giá thành hợp lý nhất trên thị trường...

Thực tế thời gian qua, có tình trạng một số doanh nghiệp lớn trong nước đã trợ giá để mua sẵn số lượng lớn các kit xét nghiệm chất lượng cao, giá rẻ nhất thị trường nhưng lại chưa có cơ chế thuận lợi để đưa được sản phẩm đến với các địa phương vốn đang rất cần, dù doanh nghiệp tham gia cung ứng hoàn toàn phi lợi nhuận. Việc khuyến khích và áp dụng tốt mô hình xã hội hóa này ngoài việc giúp ngành y tế luôn sẵn sàng nguồn sinh phẩm dự phòng còn có thể tiết kiệm cho ngân sách nhà nước và nguồn lực chống dịch của toàn xã hội lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng từ nay tới cuối năm 2021... Vì vậy, Chính phủ và Bộ Y tế cần tiếp tục kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp tài trợ hoặc tham gia mua sắm, cung cấp sinh phẩm xét nghiệm theo hình thức xã hội hóa và phi lợi nhuận để giúp ngành y tế giảm tải gánh nặng và áp lực về nguồn cung.

Có thể thấy rằng, để nhanh chóng kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, không để tình trạng giãn cách kéo dài trên diện rộng thì các địa phương, đơn vị cần triển khai thần tốc xét nghiệm trên diện rộng - chìa khóa quan trọng góp phần sớm đưa nước ta trở lại trạng thái bình thường mới, để nền kinh tế mở cửa trở lại.

Hà Nội sẽ xét nghiệm toàn bộ người nghi mắc COVID-19 Hà Nội sẽ xét nghiệm toàn bộ người nghi mắc COVID-19
Sở Y tế TP. Hà Nội yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm đúng đối tượng, rà soát lấy mẫu 100% các trường hợp có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19.
Trẻ em dưới 12 tuổi không bắt buộc xét nghiệm COVID-19 Trẻ em dưới 12 tuổi không bắt buộc xét nghiệm COVID-19
Sở Y tế Hà Nội đề nghị các địa phương rà soát lại các đối tượng cần xét nghiệm, bảo đảm không bỏ sót F0 trong cộng đồng. Đối với trẻ em dưới 12 tuổi, không bắt buộc phai xét nghiệm, trừ những trường hợp có biểu hiện nghi nhiễm COVID -19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tránh chủ quan, nóng vội muốn nới lỏng giãn cách Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tránh chủ quan, nóng vội muốn nới lỏng giãn cách
Kết luận cuộc họp sáng 11/9 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tư tưởng “phòng dịch tốt thì không phải chống dịch”. Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, khoa học, toàn diện, xuất phát từ thực tế để có các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh, khôi phục và phát triển kinh tế, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép; nguyên tắc là mở cửa có lộ trình, từng bước có kiểm soát và liên tục đánh giá để kịp thời điều chỉnh phù hợp, tránh khuynh hướng lơ là, mất cảnh giác và chủ quan, nóng vội.

Trọng Huyền

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tam-soat-covid-19-dien-rong-la-chia-khoa-mo-cua-tro-lai-nen-kinh-te-151618.html

In bài viết