Cô gái 9x "ngược dòng" dấn thân bảo vệ động vật hoang dã

14:05 | 14/09/2021

Trong khi một số bạn trẻ có xu hướng lựa chọn nghề nghiệp cho mình bằng những công việc thời thượng dễ kiếm ra tiền thì Nguyễn Thị Thu Trang lại mải mê với "nghiệp" bảo vệ động vật hoang dã không chỉ ở Việt Nam mà còn khắp nơi trên thế giới.
WWF kêu gọi đóng cửa vĩnh viễn các hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép WWF kêu gọi đóng cửa vĩnh viễn các hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép
Mới đây, Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã kêu gọi đóng cửa các thị trường buôn bán các loài hoang dã trái phép ở Châu Á đặc biệt là lưu vực sông Mê Công.
SVW giải cứu 15 cá thể rái cá quý hiếm SVW giải cứu 15 cá thể rái cá quý hiếm
Ngày 21/11, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) đã phối hợp với Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát cứu hộ thành công 15 cá thể rái cá cực kỳ quý hiếm và 1 cá thể khỉ. Đây cũng là số lượng rái cá nhiều nhất được SVW cứu hộ từ trước tới nay.
Four Paws Four Paws "cứu" gấu đang bị nuôi nhốt tại Việt Nam
Việt Nam còn khoảng 800 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt trong điều kiện nghèo và phụ thuộc vào con người, sống trong cảnh đói khát, thiếu thốn trong các chuồng cũi chật hẹp.

Đứng trên mui của chiếc xe jeep để phóng tầm mắt ra xa trên khu bảo tồn thiên nhiên ở miền trung Kenya, cô gái trẻ người Việt Nam Nguyễn Thị Thu Trang tỏ ra khác biệt với những du khách khác đang tham quan ở đây bằng chiếc mũ rộng vành đội trên đầu cùng đôi giày leo núi "phủi".

Cô gái 9x
Cô gái trẻ Nguyễn Thu Trang có niềm đam mê đặc biệt với công việc bảo tồn động vật hoang dã. Ảnh: NVCC

Một người trẻ dám dấn thân

Thu Trang là nhà sáng lập và là Giám đốc điều hành của WildAct, một tổ chức tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã và môi trường tại Việt Nam. Mới chỉ 31 tuổi nhưng cô gái trẻ này đã đi khắp thế giới trong vai trò của một nhà bảo tồn động vật hoang dã chuyên nghiệp để thực hiện sứ mệnh của mình.

Trong bối cảnh của một nền kinh tế phát triển nhanh khiến con người phải hối hả chạy theo những công việc thời thượng trong lĩnh vực tài chính kinh doanh để kiếm được thật nhiều tiền thì cô gái trẻ này lại sẵn sàng đứng hẳn ra bên ngoài “dòng chảy” đó.

“Thậm chí bố mẹ tôi còn không ủng hộ tôi mấy khi nghe tôi nói về kế hoạch lập nghiệp của mình”, Thu Trang nói với phóng viên hãng tin Al Jazeera, và cho biết thêm rằng, không nhiều người Việt Nam xem nghề nghiệp mà cô đang theo đuổi như là một “công việc đáng mơ ước” cả.

“Thế nhưng tôi lại thuộc tuýp người yêu thích công việc nghiên cứu; và vì vậy tôi đã dành nhiều thời gian để lăn lộn tại thực địa, ở những vùng sâu vùng xa và không ít lần đã phải đối mặt với những tình huống đầy nguy hiểm. Chẳng có cha mẹ nào muốn con mình phải chịu cảnh như vậy”, Trang chia sẻ.

Nguyễn Thị Thu Trang đang trong chuyến khảo sát tại thực địa. Ảnh: NVCC
Nguyễn Thị Thu Trang đang trong chuyến khảo sát tại thực địa. Ảnh: NVCC

Theo các tổ chức bảo tồn thì Việt Nam hiện vẫn đang là một điểm nóng của tình trạng mua bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Và với việc tiêu thụ các sản chế phẩm từ hổ thì chỉ đứng sau Trung Quốc. Điều này bắt nguồn từ quan niệm truyền miệng trong dân gian rằng, cao hổ cốt hay các sản phẩm tương tự chế biến từ xương khỉ có thể giúp chữa một số loại bệnh như chứng tê thấp, đau nhức gân xương, thoái hóa xương khớp… Trong khi đó, sừng tê giác còn được xem là “thần dược” trị được cả bệnh ung thư.

Chính bản thân Trang cũng từng ngạc nhiên khi nghe một bác sĩ cho biết rằng, những “niềm tin” thiếu căn cứ khoa học như trên thật sự rất nguy hiểm, trong khi điều cần làm phải là phát hiện và điều trị sớm đối với nhiều loại ung thư.

Đó chính là một “thông điệp mạnh mẽ” thúc đẩy cô phải “làm một điều gì đó” để chống lại tình trạng săn tìm sừng tê giác đang ngày càng không ngừng tăng cao hiện nay, như lời Trang trả lời phỏng vấn với tổ chức WWF mới đây.

Công việc không hề dễ dàng

Mối quan ngại về các loại bệnh lây truyền từ động vật sang người trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đã tạo cơ hội cho việc đặt chủ đề săn bắt động vật hoang dã trở lại trên bàn của các nhà hoạch định chính sách thế giới.

Năm ngoái tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành chỉ thị về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã, trong đó dừng nhập khẩu động vật hoang dã còn sống hay đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất của các loài động vật hoang dã. Chỉ thị này đã nhận được sự hoan nghênh ủng hộ của giới bảo tồn, mặc dù vẫn còn nhiều e ngại về những điều cần phải làm tiếp theo, nhất là việc thực thi chỉ thị này trong thực tế.

Cô gái 9x
Thu Trang và các thành viên thuộc đội đặc nhiệm chống nạn săn trộm tại vườn quốc gia Kruger, Nam Phi. Ảnh: NVCC

Thu Trang vốn là một người ham mê các hoạt động liên quan đến môi trường ngay khi đang là một cô bé. Cách đây 2 năm, cô đã nhận được bằng Tiến sĩ trong lĩnh vực Quản lý đa dạng sinh học ở Anh.

Theo cô thì chống nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã không hề là một công việc dễ dàng bởi “đây vẫn là một chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam”.

Ngay cả công việc bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam cũng đang là một công việc có nhiều thách thức khi mà một số loài động vật trong sách Đỏ vẫn đang bị tiếp tục bị săn bắn theo như báo cáo của tổ chức WWF.

“Nguyên nhân chính là do việc thực thi các chính sách bảo vệ động vật hoang dã của các lực lượng chức năng trong thực tế chưa được hiệu quả. Nhất là sự thiếu kinh nghiệm trong điều tra và xử lý các tội phạm trong lĩnh vực này do vẫn còn thiếu các hoạt động giáo dục và tập huấn cần thiết”, Trang cho biết. “Đây là vấn đề mà các tổ chức làm việc trong lĩnh vực này cần nhận ra và hỗ trợ họ”.

Bản thân tổ chức WildAct của Trang cũng đã tổ chức nhiều chương trình tập huấn cho cộng đồng địa phương và lực lượng quản lý rừng về những kiến thức, cách xây dựng và thực hiện các dự án bảo tồn ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam.

Hiện WildAct đang hợp tác với tổ chức Animal Doctors International để cung cấp các khóa tập huấn về sơ cấp cứu cho các động vật bị thương ở những khu vực và cộng đồng mà WildAct đang có chương trình hỗ trợ. Đây là những kỹ năng cần thiết giúp nâng cao tỷ lệ động vật hoang dã được cứu sống sau khi giải cứu.

“Cách đúng đắn chính là nâng cao năng lực để càng nhiều người dân tại cộng đồng chủ động tham gia vào công việc này càng tốt”, Trang nói.

Trang cùng người dân địa phương trong một lần
Trang cùng người dân địa phương trong một lần vào rừng tìm kiếm động vật hoang dã ở Kontum. Ảnh: NVCC

Cô còn mong muốn sẽ tiếp tục hành động để trao quyền cho phụ nữ cũng như giúp WildAct trở thành một tổ chức đảm bảo bình đẳng giới.

Theo ông Mark Spicer, một cựu quản lý chương trình người Anh từng làm việc cho WildAct cách đây 2 năm thì những gì mà Trang và tổ chức này đã và đang làm “là đầy rẫy những thách thức, nhưng cũng đạt được thành công lớn khi tạo động lực để ngày càng có nhiều người hơn tham gia vào công việc đầy khó khăn này”.

“Mong có nhiều hơn những người như Trang”

Trang sáng lập nên tổ chức WildAct vào năm 2015 sau khi “chinh chiến” ở khắp các tổ chức khác nhau hoạt động trong lĩnh vực môi trường ở Campuchia cho đến Mozambique. Năm 2018, cô đã được tặng giải thưởng danh giá mang tên Future for Nature vì có thành tích trong việc chống lại tình trạng buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Chị Hoàng Thị Minh Hồng, sáng lập kiêm Giám đốc điều hành CHANGE, một tổ chức Phi chính phủ Việt Nam chuyên giải quyết các thách thức về môi trường nói rằng, những người như Thu Trang “là rất hiếm có khó tìm ở Việt Nam”.

Tuy nhiên, chị Hồng cũng nhận thấy đang có một xu hướng tích cực diễn ra khi ngày càng có nhiều người trẻ tỏ ra quan tâm đến các vấn đề về môi trường. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp cũng ủng hộ các hoạt động này và vì vậy, đã tạo nhiều điều kiện hơn cho các tổ chức làm việc trong lĩnh vực này tổ chức các hoạt động của mình.

“Các vấn đề về môi trường đang ngày được quan tâm hơn bởi chính quyền. Người dân cũng ngày càng cởi mở hơn trong việc bày tỏ ý kiến của mình về những tác động tiêu cực của vấn đề này, như ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và nền kinh tế”, chị Hồng nói.

Cô gái 9x
Chị Trang cùng các bạn sinh viên sau buổi tập huấn về bảo tồn động vật hoang dã. Ảnh: NVCC

Tuy nhiên, chị Hồng tin rằng, vẫn còn nhiều việc phải làm với một chặng đường dài phía trước.

“Tôi hy vọng sẽ có nhiều hơn những người như Trang ở Việt Nam, cũng như có nhiều cơ hội hơn để người trẻ được dấn thân vào quá trình giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực bảo tồn và động vật hoang dã”, chị Hồng bày tỏ.

Nguyễn Thị Thu Trang (còn được gọi là Trang Nguyễn) sinh năm 1990. Cô là nhà bảo tồn động vật hoang dã, người sáng lập và giám đốc điều hành WildAct - tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã và môi trường tại Việt Nam từ năm 2013.

Nguyễn Thị Thu Trang là cô gái theo đuổi con đường bảo vệ động vật hoang dã có ảnh hưởng tích cực đến giới trẻ. Ở tuổi 23, cô gái đã nhận được học bổng toàn phần của Đại học Cambridge, ngành bảo tồn động vật hoang dã. Tháng 11/2017, cô có mặt trong Top 5 mục cống hiến xã hội của giải thưởng The Women of Future khu vực Đông Nam Á. Năm 2018, cô nhận giải Chiến Binh Xanh do Elles Vietnam bình chọn.

Nguyễn Thị Thu Trang được hãng BBC bình chọn là 1 trong 100 nhân vật nữ tiêu biểu của thế giới năm 2019. Bên cạnh đó, cô hoàn thành xuất sắc luận án tiến sĩ ngành bảo tồn động vật hoang dã tại Anh.

Biên dịch theo aljazeera.com

Huế: Vườn quốc gia Bạch Mã tái thả động vật hoang dã về với môi trường tự nhiên Huế: Vườn quốc gia Bạch Mã tái thả động vật hoang dã về với môi trường tự nhiên
TĐO- Sau khi tiếp nhận chăm sóc, kiểm tra sức khỏe thấy các cá thể động vật hoang dã không bị thương, linh hoạt và khỏe mạnh, Trung tâm Cứu hộ Bảo tồn và Phát triển sinh vật Vườn quốc gia Bạch Mã đã phối hợp với các phòng ban của Vườn để tiến hành tái thả về với môi trường tự nhiên.
Buôn bán trái phép động vật hoang dã có thể bị phạt tù đến 15 năm Buôn bán trái phép động vật hoang dã có thể bị phạt tù đến 15 năm
Từ ngày 01/01/2018, Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017 – gọi tắt là BLHS 2017) đã bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, các hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã (ĐVHD) có thể bị phạt tù lên đến 15 năm hoặc 5 tỷ đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 15 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân.
Mang 4kg ngà voi và nhiều sản phẩm động vật hoang dã, người phụ nữ bị bắt giữ ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất Mang 4kg ngà voi và nhiều sản phẩm động vật hoang dã, người phụ nữ bị bắt giữ ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất
Người phụ nữ mang theo 4kg ngà voi đã được cắt khúc, 9 cái đuôi voi, nhiều loại móng vuốt và đặc biệt còn có 3 bộ da của loài báo gấm Châu Phi trị giá hơn 2 tỷ trong hành lí cá nhân từ nước ngoài về Việt Nam đã bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Nguyễn Thuận

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/co-gai-9x-nguoc-dong-dan-than-bao-ve-dong-vat-hoang-da-150702.html

In bài viết