Người khuyết tật bị ảnh hưởng lớn về sức khỏe, thu nhập vì COVID-19

09:51 | 09/09/2021

Nhằm tìm hiểu những thách thức, khó khăn mà người khuyết tật và gia đình họ phải đối mặt trong bối cảnh đại dịch Covid-19, UNDP Việt Nam và Viện nghiên cứu phát triển cộng đồng ACDC - Viện ACDC tiến hành thực hiện "Đánh giá nhanh lần hai về những tác động của kinh tế-xã hội của COVID-19 đối với người khuyết tật" trong thời gian từ 08/09/2021 đến 30/09/2021.
Hoa Kỳ công bố hai dự án lớn hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam Hoa Kỳ công bố hai dự án lớn hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam
Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam vừa công bố gói hỗ trợ tài chính trị giá khoảng 9 triệu USD cho các dự án hợp tác phát triển với Việt Nam, bao gồm các dự án rà phá bom mìn, hỗ trợ người khuyết tật và viện trợ nhân đạo. Tỉnh Quảng Trị là một trong các địa phương thụ hưởng dự án.
Phát động chiến dịch “WeThe15 Phát động chiến dịch “WeThe15" toàn cầu ủng hộ quyền người khuyết tật
Trước thềm Đại hội thể thao dành cho người khuyết tật Paralympic Tokyo khai mạc tuần tới, ngày 19/8, người đứng đầu Ủy ban Paralympic các nước đã cùng nhau phát động một chiến dịch ủng hộ các quyền của người khuyết tật. Chiến dịch đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhiều tổ chức quốc tế.

Lễ ra mắt đánh giá nhanh lần hai đã diễn ra vào sáng ngày 08/09/2021, với sự tham gia góp mặt của đại diện các nhóm người khuyết tật và các tình nguyện viên hỗ trợ quá trình thực hiện khảo sát.

Người khuyết tật bị ảnh hưởng lớn về sức khỏe, thu nhập vì COVID-19
Các đại biểu tham dự lễ ra mắt.

Trong lễ ra mắt, các đại biểu đã được giới thiệu về thời gian, phương pháp thực hiện và cách điền bảng hỏi đối với từng dạng tật khác nhau. Bảng hỏi tập trung vào những tác động/ảnh hưởng về kinh tế-xã hội do COVID-19 cũng như ý kiến của người khuyết tật về các biện pháp ứng phó của Chính phủ đã áp dụng cho tới thời điểm khảo sát.

Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 phức tạp, toàn xã hội phải chịu những tổn thất lớn về kinh tế-xã hội, trong đó người khuyết tật là một trong những nhóm đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Hồi tháng 5/2020, UNDP đã đưa ra bản báo cáo Đánh giá nhanh về những tác động của kinh tế-xã hội của COVID-19 đối với người khuyết tật lần 1.

Kết quả đánh giá cho thấy 82% người trả lời đề cập đến quan tâm bảo vệ sức khỏe của mình trong đại dịch COVID-19. Cụ thể, 70% người trả lời cho rằng có khó khăn trong tiếp cận chăm sóc y tế như khám bệnh, thuốc chữa bệnh, dụng cụ trợ giúp và dịch vụ phục hồi chức năng. Khoảng 25% người trả lời nói có khó khăn trong việc có được khẩu trang và dung dịch sát khuẩn tay. 22% người trả lời phải chịu tác động từ bệnh lý nền sẵn có, vì vậy làm tăng nguy cơ đối với sức khỏe vì đại dịch COVID-19, đặc biệt đối với 41% của nhóm này là những người trên 60 tuổi. 24% người trả lời chưa có giấy chứng nhận khuyết tật và điều này có thể hạn chế họ trong việc tiếp cận các dịch vụ và trợ giúp khi cần thiết.

Rất nhiều người khuyết tật thuộc vào nhóm nghèo nhất trong xã hội. Khảo sát quốc gia về người khuyết tật năm 2016 đề cập đến ở trên cho biết “nguy cơ nghèo của các hộ gia đình có người khuyết tật cao gấp 2 lần so với hộ gia đình không có người khuyết tật”.11 Trong đánh giá này, đại bộ phận người trả lời (96%) đề cập lo lắng về an toàn tài chính. 28% người trả lời cho biết thu nhập của họ giảm trong tháng 3 năm 2020. Hậu quả là, 72% người trả lời có thu nhập hàng tháng dưới 1 triệu đồng, đồng nghĩa với việc thêm 21% người khuyết tật ở mức thu nhập này so với giai đoạn trước đó từ tháng 2/2019 đến tháng 2 năm 2020. Vì vậy, nhiều người khuyết tật đã rơi vào cảnh đói nghèo. 28% người trả lời cho biết họ đang sử dụng tiền tiết kiệm trong thời gian khó khăn này.

Về việc làm, có tới 30% người trả lời cho biết họ đang thất nghiệp vì đại dịch COVID-19. 49% người khác bị giảm thời gian làm việc. Trong số những người vẫn đang làm việc, 59% bị giảm thu nhập.Chỉ 3% người trả lời đã chủ động tìm kiếm những công việc khác và 19% người trả lời phỏng vấn tìm thêm cách để tạo thu nhập. 71% người trả lời đang làm việc là các công việc mùa vụ/không chính thức hoặc họ đang kinh doanh trong khu vực không chính thức, vì vậy có nguy cơ không thuộc nhóm được nhận các hỗ trợ từ gói phúc lợi xã hội của chính phủ. Hiện nay, chỉ những người có giấy chứng nhận khuyết tật là đặc biệt nặng và nặng mới đủ điều kiện để nhận hỗ trợ từ gói hỗ trợ này của chính phủ, và nhiều người khuyết tật nhẹ không nằm trong số này. Khi các can thiệp hỗ trợ của Chính phủ đang được triển khai trên toàn quốc, hy vọng rằng sẽ nhiều người khuyết tật hơn nữa sẽ nhận được sự hỗ trợ này trong vài tuần tới. Khi được hỏi về nhu cầu của họ, nhu cầu hỗ trợ trước mắt của họ là lương thực thực phẩm,và hỗ trợ tiền hoặc hỗ trợ tài chính khác. Điều này cho thấy sự cần thiết phải có đáp ứng dịch đảm bảo sự hòa nhập của người khuyết tật bởi vì họ là những người nghèo nhất trong số những người nghèo, bị mất việc làm và không thể tìm được việc làm tạo thu nhập thay thế.

Kết quả đánh giá nhanh cũng chỉ ra rằng những đáp ứng với dịch hiện chưa hoàn toàn đảm bảo sự hòa nhập của người khuyêt tật. Một phát hiện tích cực của đánh giá là mức độ nhận thức của người khuyết tật về COVID-19 là khá cao với 67% người trả lời cho biết nhận được thông tin đầy đủ và kịp thời về các hoạt động ứng phó nói chung. Tuy nhiên, chỉ có 16% người trả lời được hỗ trợ thực phẩm và 13% hỗ trợ tài chính khác. 20% đã được nhận những vật phẩm bảo vệ cá nhân như khẩu trang và nước rửa tay và chỉ 3% nhận được hướng dẫn về các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus chẳng hạn như rửa tay đúng cách, đây thực sự là một tỷ lệ rất thấp trong nhóm nguy cơ cao này.

Khảo sát lần hai này sẽ là dữ liệu có giá trị để UNDP và ACDC hợp tác với các cơ quan của Chính phủ và các bên liên quan để góp phần cải thiện công tác hòa nhập người khuyết tật trong bối cảnh đại dịch và đảm bảo người khuyết tật nhận được những hỗ trợ cần thiết nhất.

Phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật Phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật
Mới đây, UNDP Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tham vấn trực tuyến với chủ đề “Phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật”.
Nhiều hoạt động chăm lo, tặng quà cho trẻ em khuyết tật Việt Nam ngày Quốc tế thiếu nhi Nhiều hoạt động chăm lo, tặng quà cho trẻ em khuyết tật Việt Nam ngày Quốc tế thiếu nhi
Trên khắp cả nước, nhiều hoạt động chăm lo, chương trình vui chơi nhiều ý nghĩa được các cơ quan chức năng lên kế hoạch chu đáo, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh... cho trẻ em khuyết tật trong Ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6).

Thu Hoài

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nguoi-khuyet-tat-bi-anh-huong-lon-ve-suc-khoe-thu-nhap-vi-covid-19-150232.html

In bài viết