Hạ tầng có phải cốt lõi để phát triển xe điện tại Việt Nam?

17:10 | 03/09/2021

Theo các chuyên gia đầu ngành về Giao thông, công nghệ và kỹ thuật cần phải hỗ trợ nhiều hơn nữa để phát triển xe điện hóa tại Việt Nam.
Hạ tầng có phải cốt lõi để phát triển xe điện tại Việt Nam?
Trạm sạc xe điện tại AEON Mall Hà Đông

Tại buổi hội thảo “Hạ tầng cho xe điện tại Việt Nam” theo hình thức trực tuyến công nghệ thực tế ảo 3D diễn ra vào sáng nay (3/9) nhiều chuyên gia đã đánh giá việc phát triển xe điện tại Việt Nam còn gặp rất nhiều thách thức.

Hạ tầng có phải cốt lõi để phát triển xe điện tại Việt Nam?
Bà Phan Thị Thuỳ Dương, Giám đốc Trung tâm phát triển trạm pin VinFast

Cần giảm thuế phí và có quy chuẩn trạm sạc

Theo bà Phan Thị Thuỳ Dương, Giám đốc Trung tâm phát triển trạm pin VinFast đánh giá, "Ở góc độ một người sản xuất hay một người tiêu dùng, đương nhiên tôi thấy càng nhiều chính sách miễn giảm thì càng tạo thêm động lực cho người tiêu dùng ra quyết định sử dụng xe. Lý do vì giá xe điện hiện còn khá cao. Vinfast ngoài việc đề xuất chính sách cũng có giải pháp của riêng mình để hỗ trợ người tiêu dùng tiếp cận xe điện với mức giá tốt hơn".

Điều đầu tiên cần phải làm ngay là các chính sách giảm thuế như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế trước bạ… Các nước trên thế giới, chính phủ còn cho tiền để người dân tự lắp đặt trạm sạc tại nhà. Người dân còn được cho tiền để chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện.

Vinfast cũng có quỹ môi trường xanh, cấp cho người chuyển từ xe xăng sang xe điện một khoản 30 triệu đồng. Ngoài ra, Vinfast cũng đưa ra chính sách, viên pin sẽ được cho khách hàng thuê và trả dần. Rủi ro về pin, Vinfast đang nhận về phía mình. Điều này làm cho giá xe điện sẽ thấp hơn.

Một điều nữa tôi muốn nói, với xe điện, điều rất quan trọng là sự thuận tiện trong sử dụng là hạ tầng trạm sạc. Cần có quy định về hạ tầng trạm sạc trong các công trình công cộng, chung cư, bãi đỗ xe. Cũng như ngay lập tức cần có quy chuẩn, tiêu chuẩn về trạm sạc.

Mong muốn thì rất nhiều, nhưng tôi mong muốn ngay thời điểm này là giảm thuế phí và có hạ tầng trạm sạc.

Giải đáp thắc mắc về vấn đề này, ông Nguyễn Tô An, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm VN cho biết: "Về quy chuẩn cho trạm sạc cho xe điện, tôi thấy trên thế giới đang có rất nhiều tiêu chuẩn và chưa có sự thống nhất về chuẩn chung. Cục Đăng kiểm VN và Bộ GTVT đang rốt ráo nghiên cứu, phối hợp với cơ quan liên quan để đề xuất, xây dựng quy chuẩn về trạm sạc cho lĩnh vực xe điện này".

Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sau một thập kỷ tăng trưởng nhanh chóng, đã có 10 triệu chiếc xe điện trên toàn thế giới vào cuối năm 2020. Số lượng xe điện bán ra tăng 41% vào năm 2020. Khoảng 3 triệu ô tô điện đã được bán trên toàn cầu (chiếm 4,6% thị phần) và Châu u lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường xe điện lớn nhất thế giới.

Hiện các chính phủ trên thế giới đã chi 14 tỷ USD để hỗ trợ doanh số bán ô tô điện, tăng 25% so với năm 2019, chủ yếu từ các chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn ở Châu Âu.

Về hướng nghiên cứu của Cục đăng kiểm VN, cũng như mong muốn chung của người tiêu dùng là trạm sạc phải đạt tiêu chuẩn quy chuẩn chung, sử dụng được cho tất cả các nhà sản xuất khác nhau. Hiện các nhà sản xuất, các quốc gia trên thế giới cũng đang sử dụng những trạm sạc khác nhau.

Tôi tin rằng, thời điểm này, chúng ta cần giải quyết theo hướng tạm chấp nhận các nhà sản xuất có công nghệ khác nhau, có thể sử dụng chung một trạm sạc. Điều này để đáp ứng sự phong phú của thị trường xe điện. Chúng ta có thể bố trí những đầu sạc khác nhau tại trạm sạc, ông An nhấn mạnh.

Về vấn đề ưu đãi thuế, ông Trương Bá Tuấn, Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) giải thích: "Phát triển xe điện là một chủ trương được Đảng và Nhà nước nhấn mạnh trong giai đoạn hiện nay. Để thúc đẩy phát triển sử dụng xe điện bên cạnh việc sản phẩm xe điện có giá thành hợp lý thì việc tiện lợi trong sử dụng mà tôi muốn nói ở đây là vai trò của trạm sạc cũng rất cần thiết. Nếu chúng ta có được hệ thống trạm sạc đồng bộ sẽ thúc đẩy việc sử dụng xe điện trong nước".

Tức là chúng ta cần có chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển trạm sạc, bên cạnh chính sách thúc đẩy sản xuất xe điện mà các chuyên gia đã trình bày.

Quay lại câu chuyện ưu đãi cho trạm sạc, tôi cũng xin chia sẻ thêm, khi nói đến chính sách ưu đãi đầu tư nói chung, chúng ta phải dựa vào nguyên tắc trong Luật Đầu tư được xây dựng và thiết kế dựa trên 2 nguyên tắc: danh mục ngành nghề cần khuyến khích đầu tư và địa bàn cần khuyến khích đầu tư, ông Tuấn cho biết thêm.

Như vậy có nghĩa là để có được chính sách ưu đãi phù hợp cho việc xây dựng phát triển trạm sạc điện, đòi hỏi phải rà soát lại văn bản quy phạm pháp luật có liên quan làm căn cứ để xây dựng những chính sách phù hợp.

Chúng ta biết rằng, xe điện và trạm sạc điện đều là những vấn đề mới, tất nhiên xây dựng trạm sạc cũng có một số chính sách ưu đãi cụ thể nhưng chỉ là chính sách nằm trong khuôn khổ phát triển chung về quy hoạch đầu tư.

Hạ tầng có phải cốt lõi để phát triển xe điện tại Việt Nam?
Các trạm sạc được "phủ" dày trong thời gian gần đây

Ngoài hạ tầng, xe điện vẫn vướng nhiều rào cản

Câu hỏi được khá nhiều quan tâm trong buổi hội thảo là ngoài hạ tầng, xe điện cần thêm những ưu đãi gì để tăng lợi thế cạnh tranh với xe đốt trong truyền thống.

Hạ tầng có phải cốt lõi để phát triển xe điện tại Việt Nam?
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương

Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) đánh giá: "Với thực trạng hiện nay tại Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 3.000 USD nên việc sử dụng xe ô tô thông thường đã rất khó khăn, chưa nói đến ô tô điện, vốn có giá thành cao hơn so với các xe sử dụng động cơ đốt trong cùng phân khúc. Việc chuyển đổi lộ trình xe điện cần xem xét kỹ, phù hợp với quy hoạch, lộ trình phát triển nhiên liệu sạch cho ô tô điện, quy hoạch trạm điện cho phương tiện".

Hiện chúng ta chỉ có một chính sách sản xuất ô tô, xe máy, bao gồm cả xe điện. Do đó, để phát triển xe điện, Bộ Công thương đã có kiến nghị Bộ Tài chính, cần thu hút các dự án, các nhà đầu tư FDI bằng chính sách thuế, phí, môi trường.

Cùng đó, Việt Nam phải xây dựng công nghiệp phụ trợ để phục vụ cho các dự án FDI có thể đầu tư sản xuất xe điện ở Việt Nam, ông Tuấn Anh chia sẻ.

Ở một khía cạnh khác Ông Đào Công Quyết, đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) nhận định: " Chúng ta đã đề ra 3 phương án đến năm 2050. Trong đó, năm 2020 - 2021 là giai đoạn khởi đầu. Giai đoạn hai từ 2030 - 2040. Đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh và giai đoạn sau cùng 2040 - 2050 là giai đoạn ổn định. Theo tôi, giai đoạn đầu là giai đoạn khuyến khích người sử dụng để tạo ra thị trường; đề xuất ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt cho các dòng xe HEV, BEV".

Cùng đó, chúng ta có thể hỗ trợ lệ phí trước bạ áp dụng cho từng loại xe để tạo ra thị trường cho dòng xe điện hoá; Hỗ trợ cho người sử dụng xe điện các loại phí về môi trường, phí đậu xe hay vị trí đậu xe ở những nơi công cộng, ông Quyết nhấn mạnh.

Tại cuộc hội thảo này, rất nhiều giải pháp để thúc đẩy xe điện nói chung và hạ tầng cho xe điện nói riêng. Điều này có thể thấy, việc phát triển xe điện tại thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn. Rất cần sự chung tay, vào cuộc của cơ quan, ban, ngành cũng như các doanh nghiệp nhiều hơn nữa!

Ev Dynamics hoán đổi cổ phần với Quantron (Đức) để đẩy mạnh sản xuất xe điện, vươn ra thị trường châu Âu Ev Dynamics hoán đổi cổ phần với Quantron (Đức) để đẩy mạnh sản xuất xe điện, vươn ra thị trường châu Âu
Ev Dynamics (Holdings) Limited (trước đây có tên là China Dynamics (Holdings) Limited; có cổ phiếu giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông, với mã 476) chuyên cung cấp các loại xe sử dụng năng lượng mới và các giải pháp tích hợp công nghệ, đã ký một thỏa thuận hoán đổi cổ phần với Quantron AG, một công ty có trụ sở chính tại Đức tham gia vào lĩnh vực xe điện trong thành phố và vận tải hành khách và hàng hóa ở châu Âu.
Jaguar Việt Nam bàn giao mẫu xe điện I-Pace đầu tiên tại Việt Nam cho Đại sứ quán Anh Jaguar Việt Nam bàn giao mẫu xe điện I-Pace đầu tiên tại Việt Nam cho Đại sứ quán Anh
Ngày 23/6, Phú Thái Mobility - nhà nhập khẩu và phân phối chính thức duy nhất của thương hiệu Jaguar tại Việt Nam, đã chính thức bàn giao mẫu xe chạy hòan toàn bằng điện Jaguar I-Pace đầu tiên tại Việt Nam cho Đại Sứ Quán Anh tại Hà Nội.
Apple thuê cựu CEO BMW để phát triển xe điện Apple thuê cựu CEO BMW để phát triển xe điện
Apple Inc đã thuê ông Ulrich Kranz, cựu CEO cấp cao tại bộ phận xe điện của BMW AG để giúp đỡ các sáng kiến ​​về phương tiện của mình, theo Reuters.

Bình An

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ha-tang-co-phai-cot-loi-de-phat-trien-xe-dien-tai-viet-nam-149735.html

In bài viết