Cúng cô hồn vào giờ nào, ngày nào tốt nhất?

14:44 | 15/08/2021

Cúng cô hồn vào giờ nào, ngày nào là thắc mắc của rất nhiều người. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Cúng rằm tháng 7: Chỉ nên dùng lễ chay, hiệu quả nhờ hành thiện
Chuyên gia "bấm" ngày nào, giờ nào đẹp nhất tháng cô hồn?

Cúng cô hồn vào giờ nào, ngày nào?

Cúng cô hồn vào giờ nào, ngày nào tốt nhất?

Cúng cô hồn vào giờ nào, ngày nào tốt nhất?

Người xưa quan niệm rằng 15 tháng 7 Âm lịch là giới hạn của kỳ "mở cửa" Quỷ Môn Quan, sau ngày này thì người cõi âm sẽ không thể nhận được đồ thờ cúng nữa nên có thể cúng cô hồn từ ngày 2 tháng 7 Âm lịch. Việc cúng cô hồn nên thực hiện từ ngày mùng 2 cho tới trước 12h trưa ngày 15 tháng 7. Tuy nhiên, có một lưu ý là tháng 7 âm lịch còn có lễ Vu Lan báo hiếu, vì vậy trước khi tiến hành lễ cúng cô hồn thì các gia đình phải làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước (Theo Tiến sĩ Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc của Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA).

Lễ cúng cô hồn thường được diễn ra vào giờ Dậu (17 - 19 giờ), lý do là bởi người ta tin rằng các linh hồn trở về từ âm phủ rất yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời mà theo thuyết ngũ hành âm dương, giờ Dậu là thời điểm nhập nhoạng, tranh sáng tranh tối nên các cô hồn mới ăn uống được. Còn ban ngày nhiều ánh sáng sẽ làm các linh hồn bị hồn xiêu, phách tán, yếu ớt, không thể chống chọi với ánh sáng mặt trời, không thụ hưởng lễ vật được.

Nguồn gốc của lễ cúng cô hồn

Người Việt tin rằng, con người ai cũng có phần xác và phần hồn. Khi chết đi, phần xác sẽ trở về với cát bụi và coi như không còn tồn tại nhưng phần hồn thì vẫn còn đó. Linh hồn này đi đâu, về đâu đều phụ thuộc vào nghiệp mà người đó từng tạo khi còn sống.

Theo đó, nếu khi sống mà làm nhiều điều thiện thì người đó sẽ sớm được đầu thai kiếp khác. Ngược lại, nếu sống không lương thiện, tạo nhiều nghiệp ác thì linh hồn của người đó sẽ không thể siêu thoát mà vất vưởng ở trần gian. Hoặc có những người chết mà không được cúng bái đàng hoàng cũng sẽ vất vưởng và trở thành "cô hồn".

Cúng cô hồn là một nét văn hóa dân gian đẹp, có tính chất nhân văn. Trước tiên, tục cúng cô hồn có ý nghĩa nhân đạo, bởi dân gian tin rằng vào dịp này, những vong hồn bơ vơ đói rét không được ai thờ cúng sẽ được "ăn uống no nê". Thứ hai là, vào dịp này nơi nơi đều làm lễ cầu siêu nên các cô hồn "về" dương gian sẽ có cơ hội nghe tụng kinh niệm Phật, hiểu thêm lẽ sống ở đời để khi về âm giới thì ăn năn hối lỗi, tu học để được chuyển kiếp, không bị bơ vơ đói khát nữa.

Mâm cúng cô hồn gồm những lễ vật gì?

Cúng Tập tục cúng cô hồn mỗi vùng miền sẽ có sự khác biệt nên mâm cỗ cúng cô hồn cũng khác, nhưng cần chuẩn bị những vật phẩm sau:

1 đĩa muối trắng

1 đĩa gạo

Nước, hương, đèn hoặc nến, hoa tươi

5 loại quả (5 màu khác nhau thì càng tốt)

Quần áo bằng giấy, vàng mã

Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ khoảng 15 cm)

Cháo trắng nấu loãng

Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc, bánh, kẹo…

Tử vi tuần mới 16/8 đến 22/8/2021 tuổi Tuất: Tình yêu thăng hoa, công việc thuận lợi Tử vi tuần mới 16/8 đến 22/8/2021 tuổi Tuất: Tình yêu thăng hoa, công việc thuận lợi
Tử vi tuần mới 16/8 đến 22/8/2021 tuổi Hợi: Có nhiều điểm sáng trong sự nghiệp Tử vi tuần mới 16/8 đến 22/8/2021 tuổi Hợi: Có nhiều điểm sáng trong sự nghiệp
Top con giáp may mắn nhất cuối tuần này (14-15/8): Tình duyên hanh thông, tiền bạc vào như nước Top con giáp may mắn nhất cuối tuần này (14-15/8): Tình duyên hanh thông, tiền bạc vào như nước

Thạch Thảo (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cung-co-hon-vao-gio-nao-ngay-nao-tot-nhat-147731.html

In bài viết