Cần tăng cường dịch vụ có hòa nhập người khuyết tật

10:25 | 14/08/2021

Mới đây, Hội thảo tham vấn dự thảo báo cáo lần thứ nhất phân tích thực trạng thực hiện quyền người khuyết tật đã được đồng tổ chức bởi UNDP, UNFPA và UNICEF dưới sự hỗ trợ của Quỹ Ủy thác Đa tài trợ Dự án Hợp tác thúc đẩy Quyền Người khuyết tật giữa các tổ chức của Liên hợp quốc (UNPRPD MPTF).
Hà Nội yêu cầu người dân ở nhà, đóng tất cả dịch vụ không thiết yếu Hà Nội yêu cầu người dân ở nhà, đóng tất cả dịch vụ không thiết yếu
Từ 0h ngày 19/7, TP Hà Nội yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết, không tụ tập quá 5 người, đóng tất cả cửa hàng không thiết yếu.
Phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật Phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật
Mới đây, UNDP Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tham vấn trực tuyến với chủ đề “Phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật”.

Dự thảo là một trong những tài liệu tiền đề nhằm xây dựng Đề xuất dành cho Dự án Hợp tác thúc đẩy Quyền Người khuyết tật giữa các tổ chức của Liên hợp quốc (#UNPRPD).

Đây là kết quả của sự phối hợp giữa các cơ quan Liên hợp quốc, các cơ quan chính phủ, các tổ chức của người khuyết tật (OPD) và tổ chức xã hội nhằm thúc đẩy thực hiện các quyền trong Công ước về Quyền của Người khuyết tật (CRPD) và các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) liên quan đến hòa nhập khuyết tật.

Cần tăng cường dịch vụ có hòa nhập người khuyết tật
Tham dự hội thảo còn có lãnh đạo các tổ chức của và vì người khuyết tật, các cá nhân khuyết tật.

Tại hội thảo tham vấn, đại biểu đã chia sẻ kiến thức, thông tin về thực trạng người khuyết tật và trẻ em khuyết tật ở Việt Nam, cũng như các điều kiện tiên quyết để hòa nhập khuyết tật. Các đại biểu cũng cùng nhau đánh giá, phân tích những khoảng trống và thách thức tồn tại, đồng thời đưa ra các đề xuất chiến lược và thực tiễn nhằm giải quyết những tồn tại này.

Theo thông tin trao đổi tại hội thảo, Việt Nam chỉ có 3% trường học đảm bảo tiếp cận dành cho người khuyết tật; 17% trung tâm y tế cộng đồng đảm bảo tiếp cận dành cho người khuyết tật; 1 trên 8 cán bộ y tế được đào tạo về phục hồi chức năng dành cho người khuyết tật.

"Do đó, tăng cường dịch vụ có hòa nhập người khuyết tật, đặc biệt là trong giáo dục và y tế là một trong bốn yếu tố chính mà “Dự thảo báo cáo lần thứ nhất phân tích thực trạng thực hiện quyền người khuyết tật tại Việt Nam” thảo luận", bà Diana Torres, Trưởng phòng Quản trị và tham gia, Trợ lý Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh.

Cần tăng cường dịch vụ có hòa nhập người khuyết tật
Bà Diana Torres, Trưởng phòng Quản trị và tham gia, Trợ lý Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Bên cạnh đó, dự thảo tập trung đề xuất các nội dung: thống nhất khung pháp lý của Việt Nam đối với Công ước Quốc tế về Quyền của Người Khuyết tật #CRPD; chống phân biệt đối xử và kỳ thị; thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa của người khuyết tật trong xây dựng, thực hiện và giám sát pháp luật.

Kết quả của hội thảo sẽ cung cấp thông tin giá trị cho báo cáo Phân tích tình hình và Đề xuất dự án hoàn chỉnh của Việt Nam nhằm thúc đẩy quyền của người khuyết tật và trẻ em khuyết tật.

Tổ chức Trả lại tuổi thơ tìm 5 trường hợp khuyết tật vận động để tài trợ phẫu thuật Tổ chức Trả lại tuổi thơ tìm 5 trường hợp khuyết tật vận động để tài trợ phẫu thuật
Tổ chức Giving it back to kids (Trả lại tuổi thơ) – Hoa Kỳ vừa ra thông báo tìm 5 trường hợp khuyết tật vận động (tay khoèo, chân khoèo) để tài trợ phẫu thuật.
UNDP Việt Nam ra mắt giải pháp số hỗ trợ người khuyết tật và nạn nhân bom mìn UNDP Việt Nam ra mắt giải pháp số hỗ trợ người khuyết tật và nạn nhân bom mìn
Ngày 15/6, tại Tòa nhà trụ sở Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, UNDP Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt trực tuyến "Giải pháp số về cơ sở dữ liệu và giải quyết chính sách xã hội đáp ứng nhu cầu trợ giúp của người khuyết tật và nạn nhân bom mìn tại Việt Nam”.

Thu Hoài

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/can-tang-cuong-dich-vu-co-hoa-nhap-nguoi-khuyet-tat-147671.html

In bài viết