Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng:

Cần thành lập bệnh viện tốt để chăm sóc nạn nhân chất độc da cam

10:48 | 14/08/2021

Đây là ý kiến được Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng nhấn mạnh tại Hội thảo "Chất độc da cam: Hậu quả kéo dài của cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam” diễn ra hôm 13/8.
Cần nỗ lực chăm lo đến các nạn nhân chất độc da cam ngay cả trong thời bình Cần nỗ lực chăm lo đến các nạn nhân chất độc da cam ngay cả trong thời bình
Nhân dịp Kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam/dioxin ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2021), Tạp chí Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Yang Ho Trưởng đại diện Tổ chức nhân dân vì môi trường Bundang tại Việt Nam - đơn vị thực hiện dự án sửa chữa, nâng cấp Trung tâm Bảo trợ xã hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam giai đoạn 2.
Nữ họa sĩ trẻ Việt kiều lan tỏa vấn đề da cam ở Việt Nam đến công chúng Pháp qua 10 bức tranh đồ họa Nữ họa sĩ trẻ Việt kiều lan tỏa vấn đề da cam ở Việt Nam đến công chúng Pháp qua 10 bức tranh đồ họa
Cô gái trẻ Võ Trâm Anh, sinh ra và lớn lên tại Pháp, nhưng khi tìm hiểu về vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam qua báo chí đã quyết định phản ánh toàn cảnh về chất độc da cam qua 10 bức tranh đồ họa.

Tham dự hội thảo có: bà Marjorie Cohn, Giáo sư danh dự trường Luật Thomas Jefferson, thành viên Ban cố vấn VFP; bà Susan Schall, thành viên Chiến dịch Cứu trợ và Trách nhiệm Chất độc da cam Việt Nam (VVAORRC), Chủ tịch Hội cựu chiến binh Mỹ vì hòa bình tại New York, thành viên Hội đồng quản trị VFP; bà Tricia Euvrard, nghiên cứu sinh thạc sĩ, nghiên cứu về giới và luật tại SOAS, Đại học London.

Tại điểm cầu thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam đã có báo cáo “Ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin đối với sức khỏe sinh sản ở Việt Nam”.

Phát biểu tại hội thảo, Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng cho biết: "Chúng ta phải đặc biệt lo lắng về tương lai của mình. Bào thai của người mẹ bị phơi nhiễm có thể bị nhiễm chất độc nghiêm trọng gây rối loạn nội tiết tố sinh sản, đặc biệt về giới tính khi phơi nhiễm dioxin trong thời kỳ bào thai".

"Hơn nữa, dioxin tan trong dầu nhưng không tan trong nước, do đó chúng tích tụ sinh học trong các mô mỡ như gan hoặc tuyến vú và sau đó di chuyển đến sữa mẹ trong thời kỳ trẻ bú mẹ. Đó là lý do tại sao dioxin có thể được truyền từ những người mẹ bị phơi nhiễm sang con cái của họ, sang các thế hệ tiếp theo", bà Phượng nhấn mạnh.

Hội Cựu chiến binh vì hòa bình Mỹ tổ chức hội thảo về chất độc da cam ở Việt Nam

60 năm trước, Hoa Kỳ đã rải khoảng 19 triệu galông của 15 loại thuốc diệt cỏ khác nhau, được gọi chung là Chất độc Da cam, lên Việt Nam, Campuchia và Lào. Từ 2,1 đến 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm và nhiều người khác tiếp tục bị phơi nhiễm qua môi trường. Phơi nhiễm chất độc da cam tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của nam giới và phụ nữ ở Việt Nam và ở Hoa Kỳ. Phơi nhiễm chất độc da cam có liên quan đến các bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch, bệnh sinh sản và dị tật bẩm sinh nặng ở người Việt Nam, người Mỹ và người Mỹ gốc Việt tiếp xúc trực tiếp cũng như con cháu của họ.

Tại hội thảo, các diễn giả thảo luận tổng quan về việc sử dụng chất độc da cam/dioxin ở Đông Nam Á, các nghiên cứu về tác động có hại của chất hóa học khi rải trực tiếp vào quân đội Việt Nam và Hoa Kỳ, tác hại chuyển thế hệ đối với trẻ em sinh ra từ lính Mỹ và người Việt Nam, chiến dịch của VFP với HR 3518.

Hội Cựu chiến binh vì hòa bình Mỹ tổ chức hội thảo về chất độc da cam ở Việt Nam
Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam.

Theo thông tin tại hội thảo, trong thời chiến ở Việt Nam, khoảng 80 triệu lít các chất độc hóa học (CĐHH), trong đó có khoảng 60% là chất độc da cam, có chứa 336kg dioxin đã được rải xuống, trực tiếp và nhiều lần hơn 20.585 ngôi làng với hàng triệu người Việt Nam sinh sống ở đó, trong đó có hàng ngàn Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam. Vì vậy, ô nhiễm dioxin đặc biệt nghiêm trọng hơn, với những ảnh hưởng rộng lớn hơn ở Việt Nam.

Một khi dioxin xâm nhập vào cơ thể, chúng tồn tại rất lâu vì tính ổn định hóa học và khả năng được hấp thụ bởi các mô mỡ, nơi chúng được lưu trữ trong cơ thể. Thời gian phá hủy của chúng trong cơ thể ước tính từ 7 đến 11 năm. Trong môi trường, dioxin có xu hướng tích tụ trong chuỗi thức ăn. Mối liên hệ của chất da cam với một số loại ung thư cũng như khoảng 20 căn bệnh được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và xác nhận.

Con người tiếp xúc trong thời gian ngắn với hàm lượng dioxin cao có thể dẫn đến các tổn thương trên da, chẳng hạn như chloracne và da sẫm màu loang lổ, các chức năng gan bị thay đổi. Tiếp xúc lâu dài có liên quan đến suy giảm hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh đang phát triển, hệ thống nội tiết và chức năng sinh sản.Tiếp xúc mãn tính với dioxin đã dẫn đến một số loại ung thư.

Westing A.Z. et al. cũng như các nhà khoa học khác ở nhiều nước đã phân tích dioxin trong máu người hoặc mô mỡ và đưa ra kết luận trong hội nghị đầu tiên về “Hậu quả lâu dài của chất khai quang và chất diệt cỏ được sử dụng ở Việt Nam trong thời chiến” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 1 năm 1983 : Mức độ điôxin trung bình ở các khu vực bị rải chất độc da cam ở Việt Nam cao hơn 150 lần so với tiêu chuẩn của Liên Xô cũ và 50 lần so với của Liên minh Châu Âu. Uớc tính lượng dioxin của những người sống ở các khu vực bị rải chất độc da cam trong Chiến tranh chống Mỹ, bao gồm cả quân đội Mỹ là 4 mg / kg thể trọng / 24 giờ so với tiêu chuẩn chấp nhận được ở Mỹ (0,1 pg / kg / 24 giờ) (cao hơn 4 mg / 0,1 pg = 40 x 109 lần so với mức chấp nhận được). Các chuyên gia của WHO đã thiết lập mức dung nạp tạm thời hàng tháng (PTMI) là 70 picogram / kg mỗi tháng.

Hội Cựu chiến binh vì hòa bình Mỹ tổ chức hội thảo về chất độc da cam ở Việt Nam

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng cùng với những trẻ em nhiễm chất độc da cam, được chăm sóc tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ.

Baughman và Meselson (1973) và Baughman (1974) đã tìm thấy hàm lượng Dioxin tăng cao trong các mẫu sữa mẹ của những bà mẹ sống ở vùng bị phun (làng Tân Uyên - tỉnh Bình Dương, miền Nam Việt Nam). Trong nhiều trường hợp, hàm lượng cực cao đã được tìm thấy. Trên cơ sở trọng lượng lipid, có thể tìm thấy mức cao tới 1.450 pg / g.

Để góp phần giải quyết vấn đề da cam, bà Nguyễn Thị Ngọc Phượng kiến nghị: "Tôi nghĩ, vào thời điểm hiện tại, chúng ta không cần phải dành thời gian để thảo luận về việc liệu dioxin có gây ung thư và bệnh tật hay không. Thay vào đó, chúng ta nên giải quyết các vấn đề do dioxin gây ra bằng cách: phát hiện dị tật bẩm sinh trong tử cung ở giai đoạn rất sớm của thai kỳ, giải thích, tư vấn cho gia đình về tình hình sức khỏe của thai nhi và giúp họ có quyết định đúng đắn; tiến hành chẩn đoán các bệnh ung thư càng sớm càng tốt để có thể điều trị hiệu quả cho người bệnh; có trang thiết bị y tế mới, nắm bắt công nghệ mới, thành lập bệnh viện tốt để chăm sóc nạn nhân chất độc da cam / dioxin".

Bà cũng đưa ra kiến nghị rằng cần thúc đẩy việc tẩy rửa các khu vực bị ô nhiễm dioxin ngay lập tức để tránh tiếp tục phơi nhiễm, đưa ra luật để kiểm soát chặt chẽ hoặc cấm các quá trình công nghiệp gây ra sự hình thành dioxin ở tất cả các quốc gia; bắt buộc các công ty hóa chất liên quan đến việc sản xuất chất làm rụng lá, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu bị nhiễm Dioxin trong quá khứ, phải thừa nhận trách nhiệm của họ và giúp đỡ nạn nhân khắc phục hậu quả của việc sử dụng các sản phẩm hóa chất độc hại của họ.

Các nỗ lực hợp tác khoa học lớn hơn giữa các nhà khoa học Việt Nam và Hoa Kỳ cũng sẽ thúc đẩy việc trao đổi các thông tin và thực tiễn tốt nhất về ảnh hưởng sức khỏe của dioxin để mang lại lợi ích cho các thế hệ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng, các cựu chiến binh Hoa Kỳ và gia đình của họ.

Những 'ông Bụt' của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam Những 'ông Bụt' của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Nhân dịp Kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2021), Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu chân dung những người bạn quốc tế đã có nhiều đóng góp cho các nạn nhân da cam/dioxin.
Đối ngoại nhân dân sẽ tiếp tục đồng hành xoa dịu nỗi đau da cam tại Việt Nam Đối ngoại nhân dân sẽ tiếp tục đồng hành xoa dịu nỗi đau da cam tại Việt Nam
Đây là nội dung quan trọng được Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh trong bài trả lời phỏng vấn Tạp chí Thời đại nhân kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam tại Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2021).

Thu Hoài

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/can-thanh-lap-benh-vien-tot-de-cham-soc-nan-nhan-chat-doc-da-cam-147594.html

In bài viết