THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 84/NQ-CP NGÀY 29/5/2020 CỦA CHÍNH PHỦ

Việt kiều hiến kế chống Covid-19: Thiết thực, phù hợp, hiệu quả

07:10 | 13/08/2021

Tại Hội thảo trực tuyến chủ đề “Chuyên gia kiều bào chung sức cùng TP.HCM chống dịch” do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao phối hợp Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM tổ chức ngày 12/8, các bác sỹ chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài đã đóng góp nhiều sáng kiến, ý tưởng chống dịch Covid-19.
Liên hiệp Phụ nữ Doanh nhân Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc) tặng 1 tấn gạo cho TP.HCM Liên hiệp Phụ nữ Doanh nhân Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc) tặng 1 tấn gạo cho TP.HCM
Ngày 4/8, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Doanh nhân Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc) đã trao tặng 1 tấn gạo cho Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM nhằm chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Hoạt động này nhằm hưởng ứng “Thư kêu gọi kiều bào và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài” của Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM.
2 doanh nghiệp kiều bào tặng 100.000 khẩu trang TS95 cho y bác sĩ, lực lượng chống dịch TP.HCM 2 doanh nghiệp kiều bào tặng 100.000 khẩu trang TS95 cho y bác sĩ, lực lượng chống dịch TP.HCM
Sáng 2/8 tại UBND TP.HCM, ông Lê Bá Linh - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Pacific Foods và bà Lê Thị Mỹ Châu - Chủ tịch HĐQT Công ty VinaFirst và cũng là 2 kiều bào trong thời gian qua thường xuyên có các hoạt động thiện nguyện hỗ trợ cộng đồng, đã trao số hàng hóa trên có trị giá tương đương 300 triệu đồng cho Phó Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng.

Điều trị bệnh nhân tích cực, giảm thiểu tử vong càng thấp càng tốt

Bác sỹ Vũ Ngọc Khuê - (kiều bào Mỹ) chia sẻ chiến lược và kế hoạch khống chế dịch Covid-19 “4 tuần cho 4 cốt lõi và 4 mục tiêu”. Theo BS Khuê, ba chiến tuyến chống dịch bao gồm: người dân tại nơi cư trú; lực lượng y tế, bác sỹ, y tá trong bệnh viện, cơ sở y tế hay khu cách ly điều trị bệnh nhân; quân đội, lực lượng vũ trang, dân quân…

BS Khuê nhận định, 4 tuần là thời gian đủ để chấm dứt sự lan truyền dịch bệnh, khử trùng và thanh lọc môi trường. 2 tuần đầu là thời gian cần thiết để nhận ra bệnh nhân phát triệu chứng và thực hiện cách ly. 2 tuần tiếp theo để phát hiện các ca ủ bệnh dài và các ca rải rác, để bao trùm dịch lây lan. Những ca nặng cần nhiều thời gian hơn để điều trị và phục hồi trong bệnh viện hay khu cách ly.

Bốn mục tiêu đặt ra là "Điều trị bệnh nhân tích cực, giảm thiểu tử vong càng thấp càng tốt; ngăn chặn và chấm dứt lây lan, kéo đường biểu diễn xuống dần và đi tới bằng không; khử trùng và thanh lọc môi trường để nhân dân sống an toàn và đề phòng tái phát; mở lại tất cả các hoạt động và kinh doanh khi hội đủ các yêu cầu hết dịch".

Kinh nghiệm hữu ích từ cách chống dịch của Ba Lan

Ông Trần Trọng Hùng - kiều bào (Ba Lan), Phó Chủ tịch Cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan chia sẻ về “Cẩm nang và 3 phao hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19”. Theo đó, trong giai đoạn 3 của dịch Covid-19, Ban Hỗ trợ và Phòng chống Covid-19 (Ban) hình thành tại Ba Lan đã xây dựng cẩm nang phòng chống Covid-19 dành cho các thành viên của Ban làm cơ sở để thông tin đầy đủ, hỗ trợ bà con cộng đồng. Ban cũng đã hình thành thông điệp 3 phao cứu trợ nhằm chuyển tải tới người bệnh tầm quan trọng của các quyết định cá nhân tới quá trình cứu chữa bệnh ở mỗi gia đình. Đó là:

Phòng triệt để, bao gồm: rửa tay, nước diệt khuẩn, giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, hạn chế gặp gỡ, hội họp, ăn uống.

Chống ngay lập tức: Khi xác định nhiễm Covid-19 với các biểu hiện sốt, ho, khó thở, đau họng, đau đầu cần liên hệ với bác sỹ Ban Hỗ trợ và phòng chống Covid-19 để làm xét nghiệm Sars-Cov-2; cài ứng dụng Pulso Care Doctor trong khuôn khổ chương trình chăm sóc bệnh nhân tại nhà của Chính phủ Ba Lan dành cho người bệnh trên 55 tuổi. Đồng thời tập thở - Yoga hỗ trợ phổi, thông đường hô hấp, thông gió phòng thường xuyên để bảo đảm chất lượng không khí. Giai đoạn này hãy tận dụng cơ hội để chiến thắng Covid-19 khi nó vẫn còn yếu, biến đổi bệnh có thể rất nhanh.

Cấp cứu kịp thời: Gọi cấp cứu để được nhập viện khi bắt đầu khó thở (oxy <91) hay nhịp tim quá cao hoặc thấp hoặc cảm giác đuối sức. Hãy để bác sĩ giúp bạn hữu hiệu hơn khi phổi mới bị tổn thương. Khác với đầu dịch, các nhân viên y tế hiện đã được tiêm chủng, họ sẽ chăm sóc bạn tốt hơn. Huyết tương người khỏi bệnh, thuốc hỗ trợ kháng Sars-Cov-2 là những thứ chỉ có trong bệnh viện. Bác sĩ sẽ có thể làm xét nghiệm, chụp phổi... Tất cả mọi người dù đóng bảo hiểm hay không, đều được chữa Covid-19 miễn phí.

Chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh nhằm giảm thiểu thương vong trong cộng đồng, ông cho biết: cần phải xây dựng và hoàn thiện các đường dây nóng hoặc các phương tiện trò chuyện để hướng dẫn người dân xử lý tình huống tại nhà. Bên cạnh đó, mỗi gia đình cũng cần trang bị cho mình những trang thiết bị cần thiết như: các loại thuốc cơ bản, oxymeter, nhiệt kế, máy đo huyết áp. Nhờ những công cụ đơn giản này, người trực đường dây nóng có thể dễ dàng hỗ trợ người bệnh. Thực tế, tại Ba Lan nhờ công cụ đơn giản như Facebook cho business, Ban đã hỗ trợ rất nhiều bà con thoát hiểm kịp thời.

Chọn máy thở phù hợp

Ông Trần Ngọc Phúc (kiều bào Nhật Bản) - Chủ tịch Metran Japan, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản đã chia sẻ tại tọa đàm về chủ đề “Chiến lược tổng quát về sử dụng máy thở cho bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam”.

Việt kiều hiến kế chống Covid-19: Thiết thực, phù hợp, hiệu quả
Ông Trần Ngọc Phúc (Kiều bào Nhật Bản) - Chủ tịch Metran Japan, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ tại hội thảo.

Theo ông, nên mua máy thở mà đại đa số bác sỹ tuyến tỉnh, huyện và bệnh viện dã chiến có thể dùng một cách an toàn cho bệnh nhân. Chọn máy thở có giá thành thấp để có thể mua được nhiều máy đáp ứng nhu cầu số lượng bệnh nhân ngày càng tăng như hiện nay. Bên cạnh đó, cần tăng thêm số lượng máy CPAP, máy tạo oxy, máy đo oxy bão hoà để đáp ứng cho bệnh nhân đang cách ly tại nhà nhằm giảm bớt số bệnh nhân phải di chuyển đến bệnh viện trung ương.

Chia sẻ chiến lược cách ly, theo ông Phúc, cơ quan nhà nước kết nối, liên hệ với người cách ly tại gia đình để hướng dẫn kiến thức căn bản về lây nhiễm chéo. Cần gấp hướng dẫn và hệ thống giám sát qua mạng cho những người có tình trạng không ổn định, kết nối với hệ thống đón nhận bệnh nhân cho kịp thời. Bên cạnh đó, thiết lập nhóm y tế di động để chẩn đoán và săn sóc bệnh nhân cách ly.

Giải pháp tìm các biến chủng đột biến, tránh quá tải hệ thống y tế

TS. Nguyễn Đức Thái (kiều bào Mỹ) giới thiệu giải pháp PCR siêu nhạy của TS.BS Hồ Hữu Thọ, Học viện Quân Y Hà Nội. Giải pháp này với độ nhạy cao hơn PCR thường; giúp tìm được các biến chủng đột biến. Phương pháp này có thể làm gộp 100 mẫu vẫn chính xác, rất phù hợp với xét nghiệm diện rộng hay xét nghiệm toàn TP. Hiện nay đã lập xong phòng xét nghiệm công suất cao có thể xét ngiệm 10.000 mẫu/ ngày hoặc 100.000 mẫu ngày khi nhu cầu cần thiết.

TS, BS. Võ Toàn Trung (kiều bào Pháp) - bác sĩ các bệnh viện Paris chia sẻ về “Kinh nghiệm chống dịch tại Paris & kiến nghị với TP.HCM”. Ông nhận định phải tập trung xây dựng ngay tất cả các phương án với tình hình xấu nhất, đặc biệt nguy hiểm khi tỷ lệ mắc bệnh vượt quá khả năng chăm sóc của hệ thống. Vì vậy, cần tổ chức lực lượng y tế theo phương pháp phân thành 3 nhóm. Các nhóm này sẽ lần lượt thay thế nhau để có thời gian nghỉ ngơi, tranh quá tải cho hệ thống y tế.

Huấn luyện và đào tạo cấp tốc hệ thống này theo hình thức 3 đội: Đội 1 làm việc thì đội 2 nghỉ ngơi, đội 3 là lực lượng dự bị sẽ được đưa vào những vùng khó khăn nhất. Tuyệt đối tuân thủ việc xét nghiệm loại trừ theo cơ chế ai có xét nghiệm âm tính thì được cấp mã số riêng để loại trừ. Cho phép giảm giãn cách với những ai đã được tiêm vaccin và những ai có xét nghiệm âm tính dưới 5 ngày để những người này có thể được di chuyển nếu công việc thật sự cần thiết.

Cách ly toàn bộ khu công nghiệp để có thể đảm bảo sản xuất, các ngành khác làm việc trực tuyến 100%. Tập trung toàn bộ vaccine cho TP.HCM, cần đào tạo gấp lực lượng tiêm vaccine để có thể triển khai tiêm trên diện rộng, với tốc độ nhanh nhất có thể. Chỉ cần giãn cách tuyệt đối và làm đúng thì hạn chế rất nhiều thiệt hại về kinh tế. Trong thời gian giãn cách, ta tập trung tiêm vaccine và làm xét nghiệm hết cho dân bằng test nhanh thì hoàn toàn có thể không chế được dịch ở thành phố.

Phát biểu kết thúc hội thảo, ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, thành phố rất trân trọng ghi nhận và biết ơn những tình cảm quý báu, tấm lòng, sức người, sức của đã mang lại nhiều ý nghĩa trong cuộc chiến này; đặc biệt là đồng bào cả nước, trong đó có kiều bào ta ở trong và ngoài nước đã chung sức hỗ trợ trang thiết bị y tế, chuyển các nhu yếu phẩm hỗ trợ bà con gặp khó khăn, lực lượng tuyến đầu tại các nơi bị phong tỏa, cách ly, hiến kế các giải pháp để phòng chống dịch.

Việt kiều hiến kế chống Covid-19: Thiết thực, phù hợp, hiệu quả
Ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu.

Lãnh đạo thành phố cũng rất mong các chuyên gia bác sĩ người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM trong việc triển khai ứng dụng các kinh nghiệm phòng chống dịch Covid-19 thành công ở các nước, các kênh thông tin điều phối, hỗ trợ cung cấp, mua vaccine, trang thiết bị vật tư y tế thiết yếu trong phòng chống dịch, đảm bảo sức khỏe cho người dân và ổn định phát triển kinh tế. TP.HCM luôn trân trọng và nghiêm túc tiếp thu những đóng góp của kiều bào ta ở khắp nơi trên toàn thế giới cả về trí lực, vật lực, đặc biệt là kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn ứng phó với đại dịch Covid-19 của các nước.

Chuyên gia kiều bào chung sức chống dịch cùng TP.HCM Chuyên gia kiều bào chung sức chống dịch cùng TP.HCM
Ngày 12/8, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM tổ chức Chương trình: “Chuyên gia kiều bào chung sức chống dịch cùng TP.HCM”.
Kiều bào Mỹ đề xuất tặng 50.000 lọ vaccine Moderna cho TP.HCM Kiều bào Mỹ đề xuất tặng 50.000 lọ vaccine Moderna cho TP.HCM
Ngày 9/8, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM Phùng Công Dũng đã ký văn bản khẩn gửi đến Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong về việc kiều bào đề xuất tặng 50.000 lọ vaccine Moderna cho TP.HCM.

Phạm Lý

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/viet-kieu-hien-ke-chong-covid-19-thiet-thuc-phu-hop-hieu-qua-147496.html

In bài viết