Thăm làng Việt Nam trên đất Thái

07:00 | 07/08/2021

Có một ngôi làng đậm đà chất Việt nằm trong những làng quê Thái Lan. Đó là làng Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam thuộc bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom - cách thủ đô Bangkok của Thái Lan gần 800km về phía Đông Bắc. Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thời gian sống và hoạt động những năm 1928-1930. Đây còn là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Thái Lan, là điểm gặp gỡ của bà con Việt kiều sống trên đất Thái.
Thái Lan - Việt Nam phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 25 tỷ USD vào năm 2025 Thái Lan - Việt Nam phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 25 tỷ USD vào năm 2025
Hội Hữu nghị Việt Nam – Thái Lan tỉnh Đồng Nai trao tặng 15.000 khẩu trang hỗ trợ người dân Thái Lan Hội Hữu nghị Việt Nam – Thái Lan tỉnh Đồng Nai trao tặng 15.000 khẩu trang hỗ trợ người dân Thái Lan
Khu tưởng niệm Bác Hồ ở Thái Lan. (Ảnh: Vietnamnet)
Khu tưởng niệm Bác Hồ ở Thái Lan. (Ảnh: Vietnamnet)

Làng mới của người Việt

Làng Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam ở bản Mạy hiện có hơn 90% dân số là người Việt. Bản Mạy có 127 nóc nhà, dân sống bằng nghề làm ruộng (trồng lúa nước), làm vườn, trồng rau, trồng cau, cây ăn quả và buôn bán khắp vùng Đông Bắc. Ngôn ngữ sử dụng giao tiếp hằng ngày bằng cả tiếng Việt và tiếng Thái. Chúng tôi đã có dịp ngồi nói chuyện với bà con nhiều lần và không khỏi ngỡ ngàng khi nghĩ mình đang ở trên đất Thái.

Cuối năm 1928, sau gần 6 tháng dừng chân ở bản Noong On, ông Thầu Chín (Bác Hồ) đã chuyển đến tỉnh Nakhon Phanom cách Udon Thani hơn 200km. Tại đây, Người đã đề nghị dân làng đổi tên từ bản Nachok (bản Chó sói) thành bản Mạy, có nghĩa là “làng mới”, đánh dấu sự đổi mới làng quê do cộng đồng người Việt lập nên.

Ban đầu, ông Thầu Chín huy động một số thanh niên trong bản tự đốn gỗ và nung gạch để xây dựng một căn nhà sàn vừa làm nơi sinh hoạt, học tập vừa là nơi tá túc cho cán bộ cách mạng từ trong nước sang. Người gọi đây là nhà hợp tác. Ngôi nhà quay mặt về phía hồ nước. Trước nhà, Người trồng cây khế, hai cây dừa cùng hàng rào hoa râm bụt...

Ngày ngày, sau mỗi buổi làm việc, ông Thầu Chín cùng với thanh niên đá bóng, dạy cho dân cách trồng lúa, trồng khoai, cách tiết kiệm tiền để sẵn sàng hướng về quê hương, giúp đỡ cách mạng. Người căn dặn bà con Việt kiều dù đi đâu, làm gì cũng phải luôn hướng về đất nước.

Cho đến hôm nay bản Mạy vẫn giữ được gần như nguyên vẹn trong không gian dân tộc của một làng thuần người Thái gốc Việt đã được thành lập cách đây hơn 100 năm. Ở mảnh đất trung tâm làng, là ngôi đền thờ Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo được bắt đầu xây dựng từ năm 1898, sau nhiều lần tu bổ, nâng cấp, hiện nay có được vẻ uy nghi đồ sộ như một ngôi đình làng ở Việt Nam.

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở bản Mạy - làng Hữu nghị Thái - Việt, tỉnh Nakhon, Phanom.
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở bản Mạy - làng Hữu nghị Thái - Việt, tỉnh Nakhon, Phanom.

Địa danh lịch sử trong quan hệ hữu nghị đoàn kết Việt - Thái

Người dân địa phương từ lâu đã coi làng Làng Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam là một địa danh lịch sử trong quan hệ hữu nghị đoàn kết giữa hai nước. Từ tháng 5/1999, phía Thái Lan đã có kế hoạch phát triển Làng Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam thành một khu di tích lịch sử, văn hóa nhằm góp phần củng cố và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị Thái - Việt.

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Bản  Mạy nhìn từ cổng vào.
Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Bản Mạy nhìn từ cổng vào.

Xuất phát từ mong muốn hữu nghị hợp tác đó, tại kỳ họp lần thứ VII, Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác giữa Việt Nam - Thái Lan (3/2003) nhất trí triển khai dự án “Làng Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam” ở vùng Đông Bắc Thái Lan. Ngày 21/2/2004, khánh thành “Làng Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam” tại bản Mạy, huyện Mương, tỉnh Nakhon Phanom.

Vô cùng cảm mến ông Thầu Chín nên khi Người đi khỏi bản Mạy, chuyển sang hoạt động ở những địa phương, đất nước khác, bà con Việt kiều ở đây đã nâng niu, trân trọng gìn giữ những hiện vật mà Người để lại. Đặc biệt, khi biết rõ Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là ông Thầu Chín năm xưa thì bà con bản Mạy càng tự hào và trân trọng.

Hình ảnh Bác Hồ được đặt trong phòng trưng bày. (Ảnh: Vietnamnet)
Hình ảnh Bác Hồ được đặt trong phòng trưng bày. (Ảnh: Vietnamnet)

Làng Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam và Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính quyền hai nước Việt Nam - Thái Lan xây dựng từ năm 2004, cách thủ đô Bangkok hơn 700km. Theo thông tin từ người dân bản Mạy, khu di tích này thường xuyên thu hút rất nhiều người dân ở các tỉnh, thành của Thái Lan đến tham quan. Ngoài ý nghĩa về văn hóa và lịch sử, hai công trình lưu niệm đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Thái Lan, là điểm gặp gỡ của bà con Việt kiều xa quê hương luôn hướng về đất nước.

Tháng 6/2013, nhân chuyến thăm Thái Lan, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hỗ trợ Hội Hữu nghị Thái - Việt tỉnh Nakhon Phanom xây dựng Khu tưởng niệm gồm một gian nhà thờ tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh theo kiến trúc Việt Nam. Phía Thái Lan cũng đã cấp 1,2 ha đất để xây dựng khu tưởng niệm.

Thăm làng Việt Nam trên đất Thái
Đông đảo bà con Việt Kiều cùng nhân dân Thái Lan đến tham dự buổi lễ khánh thành. (Ảnh do Thạc sĩ Bùi Ngọc Anh. Giảng viên ĐH Hà Tĩnh cung cấp)

Bản Mạy - Làng Mới ngày nay là Làng Hữu nghị Thái Lan - Việt Nam, góp phần phát triển, vun đắp cho sự hợp tác phát triển giữa 2 dân tộc, hai đất nước Việt - Thái... Ngôi làng này là nơi sum họp của bà con Việt kiều tỉnh Nakhon Phanom nói riêng và cả vùng Đông Bắc Thái nói chung. Ở đây vào các dịp lễ tết, bà con Việt kiều lại tụ hội quây quần bên nhau thắt chặt tình đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt. Làng hữu nghị cũng là điểm dừng chân mà bất cứ đoàn khách Việt nào sang Đông Bắc Thái Lan đều không thể bỏ qua.

Sắc màu Songkran trên đất Việt Sắc màu Songkran trên đất Việt
Sức hút của tiếng Thái trên đất Việt Sức hút của tiếng Thái trên đất Việt

Yên Viên

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tham-lang-viet-nam-tren-dat-thai-146941.html

In bài viết