Người dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,5%

10:40 | 04/08/2021

UN Women phối hợp với Viện Khoa học Lao động và Xã Hội, Bộ LĐ-TB&XHi, Vụ Dân tộc thiểu số - Ủy ban Dân tộc với sự hỗ trợ tài chính của Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam đã công bố báo cáo “Số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019” và Tóm tắt chính sách: Các vấn đề giới trong vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam”. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế về Dân tộc thiểu số ngày 9/8.
Điện Biên: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số Điện Biên: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Là tỉnh vùng cao biên giới, tỉnh Điện Biên có trên 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), trình độ dân trí thấp, nhận thức về pháp luật còn nhiều hạn chế. Để giúp ĐBDTTS nâng cao nhận thức về pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, chấp hành pháp luật, thời gian qua tỉnh Điện Biên chú trọng đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ĐBDTTS.
Ứng dụng hiệu quả khoa học-công nghệ để phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi Ứng dụng hiệu quả khoa học-công nghệ để phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Ngày 14/7, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH & CN) đồng tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 (CTDT/16-20) và Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ KH&CN và Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2012 - 2020.

Nội dung hai báo cáo được công bố gồm số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019, các kết quả phân tích giới và các khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Các nguồn số liệu, thông tin trong hai báo cáo nói trên được tính toán từ kết quả Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội của 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam do Tổng cục thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc thực hiện năm 2015 và năm 2019. Hai báo cáo tập trung vào bảy chủ đề chính: Dân số; Cơ sở hạ tầng và tài sản; Lao động, việc làm, thu nhập; Giáo dục và đào tạo; Văn hoá và xã hội; Y tế và vệ sinh môi trường, và Cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số.

Kết quả phân tích số liệu tách biệt giới tính trong giai đoạn 2015-2019 trong Báo cáo cho thấy những thành tựu nổi bật về bình đẳng giới trong các vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) như: tỷ lệ tảo hôn của người DTTS đã giảm 4,7 điểm phần trăm; tỷ lệ hộ gia đình DTTS có kết nối internet (Wi-Fi, cáp hoặc 3G) tăng 9,4 lần, từ 6,5% năm 2015 lên 61,3% năm 2019; thu nhập bình quân một nhân khẩu/tháng của người DTTS năm 2018 đã tăng mạnh 1,8 lần so với năm 2014 và thu nhập trung bình hàng tháng của hộ gia đình DTTS có chủ hộ là nữ luôn cao hơn so với chủ hộ là nam; tỷ lệ đi học đúng tuổi của trẻ em DTTS tăng 15,2% trong giai đoạn 2015 và 2019; tỷ lệ người DTTS tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,5% trong đó không có sự khác biệt giữa nam và nữ...

Người dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,5%
Người dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,5%

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, báo cáo cũng chỉ rõ một số vấn đề giới ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái vẫn tiếp tục tồn tại trong vùng DTTS &MN. Tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống chung ở 53 DTTS tuy có giảm, tuy nhiên mức giảm chưa đồng đều và cá biệt vẫn tiếp tục tăng trong một số dân tộc. Báo cáo cũng cho thấy lao động nữ DTTS làm các công việc không ổn định, dễ bị tổn thương nhiều hơn so với lao động nam DTTS và lao động nữ người Kinh. Tỷ lệ phụ nữ DTTS từ 10-49 tuổi sinh con tại cơ sở y tế đạt 86,4%, tuy nhiên vẫn thấp hơn đáng kể so với phụ nữ Kinh là trên 99%...

Ông Bùi Tôn Hiến, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ lao động-Thương binh và Xã hội, cho biết: “Trong cộng đồng người DTTS, phụ nữ và trẻ em gái thường là những đối tượng thiệt thòi hơn về khả năng tiếp cận các cơ hội, các nguồn lực, do các chuẩn mực xã hội áp đặt vị trí thấp kém hơn cho họ, giới hạn họ ở các hoạt động sinh con và sản xuất hộ gia đình. Sự đan xen của nhiều hình thức phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính và dân tộc có ảnh hưởng phổ biến nhất".

Ông Lưu Xuân Thủy – Vụ trưởng Vụ dân tộc thiểu số - Ủy ban dân tộc đánh giá cao các đóng góp kĩ thuật của UN Women, và tin rằng những phân tích về bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số là thông tin nền tảng và hữu ích cho các bên liên quan để thiết kế các chính sách và chương trình can thiệp để đảm bảo phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển bền vững của đất nước.

Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam cho biết mục tiêu của báo cáo nhằm cung cấp cho các bên liên quan một bức tranh rõ nét hơn về thực trạng bình đẳng giới ở các vùng DTTS ở Việt Nam, vấn đề giới nào đang được Chính phủ giải quyết tốt và vấn đề nào cần tiếp tục nỗ lực can thiệp về cả chính sách và chương trình.

Bà nhấn mạnh thêm rằng “Các vấn đề bình đẳng giới đan xen với các yếu tố dân tộc thường khó giải quyết và đòi hỏi cách tiếp cận toàn diện cũng như cần những cam kết đầu tư nguồn lực tài chính trong những năm tới. UN Women tin rằng báo cáo này sẽ góp phần lấp khoảng trống về số liệu thống kê giới trong các DTTS Việt Nam và đóng góp vào tiến trình thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và phát triển bền vững ở các vùng DTTS".

Bà Lisa Doherty, Phó Ban phát triển, Đại sứ quán Ireland cho biết Ireland tin rằng trao quyền và hỗ trợ phụ nữ cũng như cộng đồng đóng vai trò then chốt. Ireland luôn ưu tiên bình đẳng giới trong mọi hoạt động. Chương trình hợp tác giữa Đại sứ quán Ireland với UN Women nhằm đảm bảo các chính sách và chương trình của Chính phủ hỗ trợ dân tộc thiểu số - là ưu tiên trọng tâm của Ireland tại Việt Nam, luôn có sự chú trọng đặc biệt đến các khía cạnh về giới và ưu tiên trao quyền cho phụ nữ.

UN Women, Vụ Dân tộc thiểu số, Viện Khoa học Lao động và Xã Hội và Đại sứ quán Ireland khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong xã hội nói chung và ngành Dân tộc nói riêng quan tâm và sử dụng số liệu thống kê giới trong quá trình xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng DTTS và miền núi hướng tới phát triển bền vững vào năm 2030, để không ai bị bỏ lại phía sau.

10 dự án phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi 10 dự án phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Ủy ban Dân tộc đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Đưa thông tin bầu cử đến với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi Đưa thông tin bầu cử đến với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Nhằm góp phần vào thành công chung của kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, thời gian qua Ban Dân tộc thành phố Hà Nội; các địa phương như Gia Lai, Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Bình, Phú Thọ, Bắc Kạn... đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, tuyên tuyền về công tác bầu cử đến đông đảo đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Phạm Lý

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nguoi-dan-toc-thieu-so-tham-gia-bao-hiem-y-te-dat-935-146732.html

In bài viết