Vũ khí của lực lượng Cảnh sát biển gồm những gì?

11:20 | 03/08/2021

Bạn đọc hỏi: Luật cảnh sát biển mới ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay, có quy định nào trong Luật mới quy định về việc trang bị vũ khí cho lực lượng cảnh sát biển không, vì lực lượng này thường trực trên biển?
Vị trí, chức năng, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào? Vị trí, chức năng, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?
Bạn đọc hỏi: Vị trí, chức năng, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định trong Luật Cảnh sát biển như thế nào?
Tàu cảnh sát biển 8021 chuẩn bị rời Guam về Việt Nam Tàu cảnh sát biển 8021 chuẩn bị rời Guam về Việt Nam
Tàu CSB 8021 của Cảnh sát biển Việt Nam đã vào cảng Guam lúc 10 giờ 07 ngày 27.6.2021 (7 giờ 07 cùng ngày, theo giờ Việt Nam).Theo dự kiến, ngày mai, 30/6, tàu CSB 8021 sẽ rời Guam về Việt Nam.
Vũ khí của lực lượng Cảnh sát biển gồm những gì?
Cảnh sát biển Việt Nam được trang bị đầy đủ vũ khí (ảnh CSBVN)

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty Luật SB Law trả lời: Hiện theo Luật cảnh sát biển Việt Nam năm 2018, việc trang bị, sử dụng vũ khí của lực lượng cảnh sát biển được quy định tại Điều 14 như sau: “Khi thi hành nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam sử dụng vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.”

Căn cứ theo điểm c, Khoản 1, Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, cảnh sát biển thuộc đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng. Theo Khoản 2 Điều 3 Luật này, vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:

– Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;

– Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;

– Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;

– Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Điều 14 (Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018): Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

1. Khi thi hành nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam sử dụng vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

2. Ngoài các trường hợp nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, khi thi hành nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được nổ súng vào tàu thuyền trên biển, trừ tàu thuyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, tàu thuyền có chở người hoặc có con tin, để dừng tàu thuyền, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối tượng điều khiển tàu thuyền đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;

b) Khi biết rõ tàu thuyền do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn;

c) Khi biết rõ tàu thuyền chở đối tượng phạm tội hoặc chở vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma tuý, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn;

d) Khi tàu thuyền có đối tượng đã thực hiện hành vi cướp biển, cướp có vũ trang theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của pháp luật về hình sự cố tình chạy trốn.

3. Trường hợp nổ súng theo quy định tại khoản 2 Điều này, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh, lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào tàu thuyền; phải tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức.

Ý nghĩa Luật Cảnh sát biển Việt Nam khi đi vào thực tế Ý nghĩa Luật Cảnh sát biển Việt Nam khi đi vào thực tế
Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty Luật SB Law đã chia sẻ về những vấn đề liên quan đến Luật Cảnh sát biển năm 2018 trong đó có ý nghĩa về đạo luật này khi đi vào thực tế.
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 hỗ trợ nhân dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại Hải Phòng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 hỗ trợ nhân dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại Hải Phòng
Thực hiện chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp Ban Dân vận Thành uỷ Hải Phòng tổ chức thăm, tặng quà hỗ trợ nhân dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn.
Đưa Luật Cảnh sát Biển Việt Nam vào cuộc sống: Hiệu quả từ thực tiễn Đưa Luật Cảnh sát Biển Việt Nam vào cuộc sống: Hiệu quả từ thực tiễn
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 1 đã và đang nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu nội dung cơ bản của Luật CSB Việt Nam tới cấp ủy, chính quyền và nhân dân, đoàn thể chính trị, xã hội ở các địa phương.

Nhật Di

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/vu-khi-cua-luc-luong-canh-sat-bien-gom-nhung-gi-146650.html

In bài viết