2/3 tổng số ca tử vong trên toàn cầu do đuối nước xảy ra ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương

09:00 | 26/07/2021

Vào ngày 23 tháng 7 vừa qua, WHO đã đưa ra Báo cáo hiện trạng khu vực đầu tiên về Phòng chống đuối nước tại các khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Theo báo cáo này, gần 2/3 tổng số ca tử vong trên toàn cầu do đuối nước xảy ra ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống đuối nước 25/7 Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống đuối nước 25/7
Những biện pháp phòng chống đuối nước cho học sinh và trẻ nhỏ Những biện pháp phòng chống đuối nước cho học sinh và trẻ nhỏ
Tạo “vắc-xin phòng chống đuối nước” cho trẻ em là hành động cần thực hiện sớm Tạo “vắc-xin phòng chống đuối nước” cho trẻ em là hành động cần thực hiện sớm
Các báo cáo mới của WHO đưa ra các khuyến nghị tăng cường phòng chống đuối nước

Buổi công bố hai báo cáo được tổ chức thông qua hội nghị trực tuyến với sự tham gia đông đảo của nhiều chuyên gia, các nhà khoa học và đại diện cơ quan chức năng từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Các đại diện đến từ nhiều quốc gia bao gồm: Mỹ, Trung Quốc, Canada, Anh, Bangladesh và WHO đã chia sẻ về thực trạng đang tồn tại ở các quốc gia cùng với các biện pháp mỗi quốc gia đã áp dụng để khắc phục, nhằm giảm thiểu tối đa con số tử vong do đuối nước cũng như các bài học kinh nghiệm chung.

Các báo cáo mới của WHO đưa ra các khuyến nghị tăng cường phòng chống đuối nước
Nhiều chuyên gia và các nhà khoa học tham gia chia sẻ về công tác phòng chống đuối nước tại quốc gia của mình.

Theo các báo cáo của WHO, hiện trạng về đuối nước ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á cũng cảnh báo rằng biến đổi khí hậu tại khu vực châu Á Thái Bình Dương đặc biệt những nơi gặp nhiều nguy cơ khiến các cộng đồng và cá nhân vốn đã dễ bị tổn thương ngày càng gia tăng nguy cơ tử vong do đuối nước. Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như sóng thần, lũ lụt... làm tăng mức độ nguy hiểm trước nguy cơ đuối nước.

Theo báo cáo của WHO vào năm 2019, tại khu vực Tây Thái Bình Dương, nam giới và những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ đuối nước cao nhất. Trong đó, người lớn tuổi chiếm 34% số ca tử vong do đuối nước, 66% số ca tử vong do đuối nước là nam giới.

Báo cáo tại khu vực Đông Nam Á lại tương đối khác biệt, hầu hết các ca tử vong do đuối nước là trẻ em và nam giới. Trong số 70.000 ca tử vong do đuối nước ở khu vực thì hơn 33% là ở trẻ em dưới 15 tuổi; nam giới có nguy cơ chết đuối cao hơn phụ nữ từ 3-4 lần.

Trong số 10/11 quốc gia trong khu vực đóng góp vào báo cáo của WHO, 04 quốc gia báo cáo đã có chiến lược, chính sách hoặc kế hoạch quốc gia hoặc tại địa phương để giảm thiểu tình trạng đuối nước. Tuy nhiên, chỉ có Thái Lan đặt ra các số liệu để đo lường tiến độ đạt được các mục tiêu giảm thiểu đuối nước của mình.

Để khắc phục tình trạng đuối nước, một số quốc gia đã có các giải pháp bảo vệ các nhóm đối tượng, đặc biệt đối với các nhóm có nguy cơ như trẻ em là: đào tạo kỹ năng bơi và kỹ năng sinh tồn dưới nước tại Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka và Thái Lan; chăm sóc trẻ ban ngày theo trách nhiệm cộng đồng tại Bangladesh, Ấn Độ và Thái Lan; cải thiện hệ thống thông tin và các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng tập trung vào thay đổi hành vi ở Thái Lan.

Bên cạnh hậu quả tử vong do đuối nước còn có tình trạng các cá nhân bị đuối nước đã được cứu hoặc hồi sức, tuy nhiên, một số lượng đáng kể các trường hợp để lại hậu quả bị tổn thương não nghiêm trọng, có thể dẫn đến khuyết tật lâu dài như các vấn đề về trí nhớ, khuyết tật học tập và mất chức năng cơ bản vĩnh viễn.

Tiến sĩ Poonam Khetrapal Singh, Giám đốc WHO khu vực Đông Nam Á cho biết: “Mặc dù có nhiều sinh mạng bị mất đi mỗi năm, nhưng đuối nước vẫn là một mối đe dọa lớn chưa được chú trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của công dân các nước. Chúng ta cần thúc đẩy trên tất cả các lĩnh vực để phát triển các kế hoạch và chính sách giúp an toàn với nước tại các quốc gia. Đồng thời thực hiện các can thiệp an toàn nước đã được thử nghiệm với chi phí thấp để ngăn ngừa đuối nước, cứu hộ nạn nhân đuối nước để không một trẻ em hay người trưởng thành nào phải mất mạng vì đuối nước”.

Tại buối công bố báo cáo, WHO cũng đưa ra các khuyến nghị về các chính sách và can thiệp phòng chống đuối nước, bao gồm: chăm sóc trẻ em hàng ngày, sử dụng các rào cản để kiểm soát việc đến gần hay tiếp cận nguồn nước, các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng tập trung vào thay đổi hành vi, các chính sách và pháp luật về an toàn nước, bao gồm quy định về chèo thuyền giải trí và vận tải hàng hải.

Hiệu quả từ dự án phòng, chống đuối nước ở Kim Sơn do Quỹ từ thiện Bloomberg (Hoa Kỳ) tài trợ Hiệu quả từ dự án phòng, chống đuối nước ở Kim Sơn do Quỹ từ thiện Bloomberg (Hoa Kỳ) tài trợ
Từ năm 2019, tỉnh Ninh Bình đã tiếp nhận và triển khai Dự án "Hỗ trợ triển khai các can thiệp hiệu quả và bền vững để phòng, chống đuối nước trẻ em ở Việt Nam" do Quỹ từ thiện Bloomberg (Hoa Kỳ) tài trợ và thực hiện ở 10 xã trên địa bàn huyện Kim Sơn.
Tăng cường phòng chống đuối nước trẻ em, học sinh hè năm 2021 Tăng cường phòng chống đuối nước trẻ em, học sinh hè năm 2021
Nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống tai nạn đuối nước, đảm bảo an toàn cho học sinh, đặc biệt trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường để phòng chống dịch COVID -19 và nghỉ hè năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) yêu cầu các Sở GDĐT chỉ đạo, thực hiện một số nội dung tăng cường phòng chống đuối nước trẻ em, học sinh hè năm 2021.
Ủy ban Quốc gia về trẻ em ra công văn tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước, xâm hại trẻ em Ủy ban Quốc gia về trẻ em ra công văn tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước, xâm hại trẻ em
Ủy ban Quốc gia về trẻ em vừa ban hành Công điện số 01 về tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước, xâm hại trẻ em.

Tarah Nguyen

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/23-tong-so-ca-tu-vong-tren-toan-cau-do-duoi-nuoc-xay-ra-o-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong-145771.html

In bài viết