Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam kịp thời hỗ trợ 11,2 triệu lao động khó khăn do dịch COVID-19

14:44 | 25/07/2021

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện các giải pháp giảm thời gian giải quyết hồ sơ; đơn giản hoá thủ tục; đa dạng hình thức nộp hồ sơ; tăng cường giao dịch điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, làm thêm giờ nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Bình Định hỗ trợ 800 triệu cho 4 tỉnh Nam Lào để phòng, chống dịch Covid-19 Bình Định hỗ trợ 800 triệu cho 4 tỉnh Nam Lào để phòng, chống dịch Covid-19
Nhằm chung tay chia sẻ những khó khăn của các tỉnh Nam Lào trong phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Bình Định đã hỗ trợ 800 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh cho 4 tỉnh Nam Lào để mua lương thực, thực phẩm cho bệnh nhân và cán bộ làm công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Tập trung hỗ trợ phòng, chống dịch tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội Tập trung hỗ trợ phòng, chống dịch tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 191/TB-VPCP Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Ngày 1/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Để cụ thể hóa Nghị quyết này, BHXH Việt Nam đã tham gia cùng với các bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

3 chính sách liên quan trực tiếp đến ngành BHXH Việt Nam gồm: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN); tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, ngành cũng thực hiện xác nhận trong 6 chính sách hỗ trợ thiết thực khác như: Hỗ trợ người lao động tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, ngừng việc, nghỉ việc không lương; hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn, trả lương ngừng việc cho người lao động.

Đến hết ngày 16/7, ngành đã hoàn thành việc giảm mức đóng bằng 0% vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp có thêm phương án, điều kiện hỗ trợ người lao động.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nhanh chóng chỉ đạo Trung tâm Công nghệ thông tin triển khai ngay các quy định của Quyết định 23/2021/QĐ-TTg trên các phần mềm nghiệp vụ và sớm cung cấp các dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công của ngành và Cổng Dịch vụ công quốc gia. Qua đó, giúp Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ động trong việc tiếp cận người cần hỗ trợ; giảm thời gian tiếp nhận, giải quyết hồ sơ. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cũng đẩy mạnh giao dịch điện tử, chuyển phát hồ sơ qua hệ thống bưu điện, hạn chế tiếp xúc trực tiếp, nhất là những địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu toàn ngành đẩy mạnh công tác truyền thông, công tác giải đáp, hỗ trợ, tư vấn để người lao động, người sử dụng lao động biết về các chính sách hỗ trợ; tăng cường công tác hướng dẫn, trả lời câu hỏi, vướng mắc liên quan.

Ngay sau khi có hướng dẫn, chỉ đạo của BHXH Việt Nam, cơ quan BHXH các cấp đã phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch hoặc văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. BHXH các tỉnh, thành phố cũng đã ban hành văn bản gửi tới các đơn vị sử dụng lao động về thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng dẫn tại Công văn số 1988/BHXH-TST của BHXH Việt Nam.

Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam kịp thời hỗ trợ 11,2 triệu lao động khó khăn do dịch COVID-19
BHXH các tình, thành phố trên cả nước đã tích cực vào cuộc thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trước những khó khăn do tác động đại dịch COVID-19.

Đến hết ngày 16/7, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đã hoàn tất thủ tục, gửi thông báo đến 375.335 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng với hơn 11,2 triệu lao động với số tiền tạm tính được điều chỉnh giảm vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022) khoảng 4.322 tỷ đồng.

Để các chính sách hỗ trợ nhanh chóng đến với doanh nghiệp, người lao động, BHXH Viêt Nam đã ban hàng Công văn số 1988/BHXH-TST hướng dẫn. BHXH các tỉnh, thành phố đều có văn bản gửi tới các đơn vị sử dụng lao động về thực hiện các chính sách hỗ trợ.

Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số doanh nghiệp và người lao động được hỗ trợ giảm mức đóng lớn nhất cả nước với 101.356 doanh nghiệp, tương ứng hơn 2,3 triệu người lao động được hỗ trợ; tổng số tiền hỗ trợ hơn 1.000 tỷ đồng. Theo sau là Hà Nội có trên 87.000 doanh nghiệp với hơn 1,4 triệu người lao động; tổng số tiền hỗ trợ trên 640 tỷ đồng. Các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Hải Dương, Quảng Ninh… là những địa phương có số doanh nghiệp và người lao động được hỗ trợ giảm đóng rất lớn.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 này, Bảo hiểm xã hội thành phố đã vào cuộc với sự quyết tâm, nỗ lực rất lớn. Theo đó, để hỗ trợ kịp thời cho người sử dụng lao động và người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19, Bảo hiểm xã hội thành phố điều chỉnh thời gian giải quyết hồ sơ từ 2 ngày và 4 ngày xuống còn 1 ngày làm việc với các thủ tục: hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, xác nhận danh sách người lao động tạm hoãn hợp đồng, ngừng việc; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội thành phố tổ chức làm việc ngoài giờ hành chính để đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ.

Tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội thành phố đã thành lập Tổ chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP để đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động khó khăn do đại dịch COVID-19. Trong công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, Bảo hiểm xã hội Hà Nội yêu cầu Bảo hiểm xã hội các quận, huyện nêu cao tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi nhất, giảm thời gian tối đa để người lao động, người sử dụng lao động được nhận hỗ trợ kịp thời.

Là địa phương có gần 11.000 doanh nghiệp với hơn 750.000 người lao động thuộc diện hỗ trợ giảm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ngay sau khi có hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Đồng Nai đã khẩn trương phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản triển khai trên địa bàn. Bảo hiểm xã hội tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, bám sát các đơn vị sử dụng lao động để tư vấn, hướng dẫn. Bảo hiểm xã hội tỉnh gửi thông báo và ban hành quyết định giảm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến tất cả các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn với tổng số tiền hỗ trợ hơn 330 tỷ đồng.

Bên cạnh việc thực hiện chính sách giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hiện nay, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ giải quyết chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; giải quyết chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo thẩm quyền và xác nhận các danh sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc, chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; danh sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo quy định.

Với vai trò là cơ quan tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN, BHXH Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với đại dịch COVID-19.

Sóc Trăng triển khai hỗ trợ lao động tự do gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 Sóc Trăng triển khai hỗ trợ lao động tự do gặp khó khăn do đại dịch Covid-19
UBND tỉnh Sóc Trăng vừa triển khai quyết định hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo quy định tại điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
VUFO và Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia trao 120 triệu đồng hỗ trợ bà con Việt kiều tại Campuchia VUFO và Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia trao 120 triệu đồng hỗ trợ bà con Việt kiều tại Campuchia
Ngày 15/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) và Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia thông qua Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia đã trao 120 triệu đồng cho Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchia nhằm hỗ trợ cộng đồng bà con gốc Việt tại Campuchia gặp khó khăn trong quá trình di dời nhà bè, ghe và các công trình trên sông Tonle Sap tới nơi ở mới.
Đà Nẵng – Quảng Nam lên kế hoạch đón người dân gặp khó khăn trong dịch bệnh tại TPHCM trở về Đà Nẵng – Quảng Nam lên kế hoạch đón người dân gặp khó khăn trong dịch bệnh tại TPHCM trở về
Lãnh đạo Đà Nẵng và Quảng Nam đã quyết định chi hàng chục tỉ đồng để giúp người dân gặp khó khăn ở TP HCM. Ngoài ra, các địa phương này cũng vận động nguồn kinh phí xã hội hóa để giúp bà con vượt qua đại dịch.

Thu Hoài

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nganh-bao-hiem-xa-hoi-viet-nam-kip-thoi-ho-tro-112-trieu-lao-dong-kho-khan-do-dich-covid-19-145764.html

In bài viết