Bộ Y tế đề xuất Thủ tướng ban hành chỉ thị mới về phòng, chống dịch COVID-19

17:38 | 15/07/2021

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Y tế cho rằng cần điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung một số giải pháp chống dịch cho phù hợp. Bộ Y tế đã đề nghị Thủ tướng ban hành chỉ thị mới về phòng chống dịch COVID-19.
Ngoại giao vaccine - Sứ mệnh đưa nguồn vaccine quý giá về với nhân dân Việt Nam Ngoại giao vaccine - Sứ mệnh đưa nguồn vaccine quý giá về với nhân dân Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Các tỉnh đang có dịch phải ưu tiên số 1 cho việc kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh"
Bộ Y tế đề xuất Thủ tướng ban hành chỉ thị mới về phòng, chống dịch COVID-19
Ảnh minh họa

Cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện giải pháp chống dịch

Bộ Y tế vừa trình Thủ tướng ban hành chỉ thị mới về phòng, chống dịch COVID-19 khi dịch bùng phát trên diện rộng, phức tạp, với sự xuất hiện của biến chủng Delta đang lây lan mạnh tại TPHCM và nhiều địa phương khác.

Theo tờ trình của Bộ Y tế, từ đầu năm 2020, Việt Nam đã trải qua 4 giai đoạn, qua mỗi đợt, quy mô, địa bàn, mức độ lây lan dịch bệnh đều tăng.

Đến nay, cả nước đã trải qua 4 giai đoạn bùng phát dịch COVID-19, tổng số ca nhiễm bệnh ghi nhận khoảng 30.000 ca, đã có 9.878 người khỏi bệnh và 125 người chết vì dịch. Trong đó, riêng giai đoạn 4 bùng phát từ 27/4 đã có khoảng 27.000 ca dương tính với COVID-19, trong khi tổng số ca bệnh của cả 3 giai đoạn trước chỉ là hơn 1.700.

Bộ Y tế đánh giá đợt dịch thứ 4 bùng phát có quy mô lớn, nhiều nguồn lây, nhiều chủng, ổ dịch, đặc biệt sự xuất hiện biến chủng Delta lây lan rất nhanh, nguy hiểm, làm tăng ca bệnh nặng. Biến chủng mới không chỉ lây nhiễm theo chuỗi mà còn lây rộng theo chùm, qua không khí.

Trong giai đoạn 4 dịch đã xâm nhập vào cơ sở y tế, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở tôn giáo tập trung đông người và lây nhiễm trong cộng đồng ở các đô thị đông dân cư.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sơ hở, lỏng lẻo trong thực hiện và giám sát phòng, chống dịch tại một số cơ sở y tế và khu công nghiệp; một số người dân trong các khu cách ly, phong tỏa chưa thực hiện nghiêm quy định về giãn cách, không tụ tập đông người.

Cũng có một số biểu hiện lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong một bộ phận nhân dân và trong một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhất là sau khi kiểm soát tốt đợt dịch thứ 3.

Ngoài ra, các địa phương chưa có kinh nghiệm phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp với số lượng lớn người lao động ăn ở, làm việc tập trung nên bị động, lúng túng trong chống dịch thời gian đầu.

Do đó, Bộ Y tế cho rằng, trước diễn biến mới của tình hình dịch, một số giải pháp cần được điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung để đáp ứng các yêu cầu phòng, chống dịch để phù hợp với thực tiễn.

Áp dụng giãn cách xã hội trên phạm vi hẹp nhất có thể

Dự thảo được Bộ Y tế trình Thủ tướng kế thừa các Chỉ thị 15, Chỉ thị 16, Chỉ thị 19 đã được ban hành trước đó. Đồng thời, nhấn mạnh quan điểm "chống dịch như chống giặc", tập trung mọi nguồn lực nhằm dập dịch nhanh nhất, sớm nhất có thể, sớm ổn định tình hình, đưa cuộc sống trở lại bình thường; đặt sức khỏe, tính mạng nhân dân lên trên hết, trước hết; không để bất kỳ ai bị đói, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các nhu yếu phẩm thiết yếu do dịch bệnh.

Bảo đảm công bằng trong tiếp cận vaccine, tập trung cho các đối tượng ưu tiên, trước hết là khu vực sản xuất; kịp thời điều chỉnh đối tượng ưu tiên cho phù hợp tình hình thực tế của dịch trong từng giai đoạn; sau khi đạt miễn dịch cộng đồng thì chuyển sang áp dụng cơ chế tiêm chủng mở rộng.

Căn cứ diễn biến dịch bệnh, lựa chọn nhiệm vụ ưu tiên là phòng, chống dịch hoặc phát triển kinh tế - xã hội, hoặc đồng thời cả hai để thực hiện cho phù hợp, hiệu quả. Kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngừa và tấn công dịch bệnh.

Dự thảo chỉ thị của Bộ Y tế đưa ra nhiều biện pháp chống dịch, theo 4 cấp độ nguy cơ: địa bàn ở trạng thái bình thường mới; địa bàn có nguy cơ; địa bàn nguy cơ cao; và địa bàn nguy cơ rất cao.

Biện pháp chính vẫn là thực hiện quy định 5K, giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc và thực hiện các biện pháp cách ly, phong tỏa, truy vết để dập dịch xong, áp dụng linh hoạt theo các mức độ nguy cơ.

Đối với các địa bàn ở trạng thái bình thường mới, dự thảo Chỉ thị yêu cầu thực hiện nghiêm quy định 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung, Khai báo y tế) của Bộ Y tế. Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn.

Đối với địa bàn nguy cơ rất cao, dự thảo Chỉ thị yêu cầu áp dụng cách ly y tế tập trung (khu vực phong tỏa) ngay tại khu vực, địa điểm có đông người lao động là F1; đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định như đối với khu cách ly y tế tập trung.

Áp dụng giãn cách xã hội trên phạm vi hẹp nhất có thể, không máy móc theo địa giới hành chính, bảo đảm cung ứng hàng hóa, có biện pháp phân phối hàng hóa nông sản khu vực cách ly, phong tỏa. Thủ tướng sẽ là người quyết định áp dụng giãn cách theo vùng liên tỉnh khi cần thiết.

Bên cạnh đó, áp dụng giãn cách xã hội trong vòng 14 ngày trên phạm vi toàn địa bàn, yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra đường trong trường hợp thật sự cần thiết; dừng tất cả hoạt động kinh doanh không thiết yếu, vận chuyển hành khác công cộng....

Theo dự thảo, Chỉ thị mới ban hành sẽ thay thế Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành trước đó.

Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 tiếp nhận 100 tỷ đồng Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 tiếp nhận 100 tỷ đồng
Chiều 13/7, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Bộ TT&TT, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã trao số tiền phân bổ đợt 1 là 100 tỷ đồng tới Quỹ vaccine phòng chống COVID-19.
TPHCM chuyển hướng đúng, siết lại từng khâu phòng, chống dịch TPHCM chuyển hướng đúng, siết lại từng khâu phòng, chống dịch
Một mặt thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, mặt khác TPHCM phải tăng cường truyên truyền, vận động người dân chia sẻ khó khăn, thêm lòng tin vào những giải pháp đang thực hiện cũng như những gì cần làm để giữ được kết quả chống dịch.
Sáng 15/7, cả nước có thêm 805 ca mắc COVID-19 Sáng 15/7, cả nước có thêm 805 ca mắc COVID-19
Sáng 15/7, Bộ Y tế cho biết có 805 ca mắc COVID-19, trong đó TP Hồ Chí Minh vẫn nhiều nhất với 603 ca. Đến nay Việt Nam ghi nhận tổng cộng 38.239 bệnh nhân.

Trọng Huyền

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/bo-y-te-de-xuat-thu-tuong-ban-hanh-chi-thi-moi-ve-phong-chong-dich-covid-19-144933.html

In bài viết