Xử phạt hơn hơn 1.500 tàu cá vi phạm các quy định khai thác thủy sản

22:02 | 14/07/2021

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 6 tháng đầu năm 2021, các địa phương đã xử phạt 1.527 vụ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) với tổng số tiền xử phạt hơn 13,6 tỉ đồng.
Ninh Thuận: Tăng cường giám sát tàu cá giúp ngư dân khai thác thủy sản hợp pháp Ninh Thuận: Tăng cường giám sát tàu cá giúp ngư dân khai thác thủy sản hợp pháp
Tàu cảnh sát biển 8021 chuẩn bị rời Guam về Việt Nam Tàu cảnh sát biển 8021 chuẩn bị rời Guam về Việt Nam
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8021 rời Hawaii về nước Tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8021 rời Hawaii về nước

Đã có 26.915 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên được lắp thiết bị giám sát hành trình. Ảnh: Bích Nguyên

Còn trong năm 2020, các địa phương đã xử phạt 2.468 vụ với tổng số tiền xử phạt gần 62 tỉ đồng. Trong đó, xử phạt hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài 66 vụ với số tiền phạt là hơn 34,4 tỉ đồng; 81 vụ vi phạm về mất kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) với số tiền xử phạt gần 2,9 tỉ đồng; 1 vụ vi phạm về giấy phép khai thác, mức tiền xử phạt là 700 triệu đồng và 2 vụ vi phạm về nhật ký khai thác với số tiền 50 triệu đồng.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, đến nay đã ngăn chặn, chấm dứt được tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở các nước, quốc đảo Thái Bình Dương. Tình hình tàu cá vi phạm vùng biển các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Thái Lan… tuy có giảm so với trước nhưng chưa vững chắc.

Theo thống kê của các địa phương, từ đầu năm 2021 đến nay, xảy ra 32 vụ/53 tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, xử lý so với cùng kỳ năm 2020 giảm 7vụ/7 tàu.

Trong số 32 vụ tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, đã xác định có 17 vụ/28 tàu vi phạm vùng biển nước ngoài, so với cùng kỳ năm 2020 giảm 7 vụ/9 tàu; 15 vụ/25 tàu bị bắt giữ tại khu vực chồng lấn, vùng nước lịch sử, chưa rõ tọa độ bắt giữ, so với cùng kỳ năm 2020 tăng 2 vụ/2 tàu.

Các địa phương có vụ việc vi phạm vùng biển nước ngoài đã giảm đáng kể so với trước là: Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Bến Tre…

Thời gian qua, các địa phương đã tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu thông qua việc lắp thiết bị giám sát hành trình (VMS). Tính đến nay, số lượng tàu cá lắp đặt thiết bị VMS có tín hiệu trên Hệ thống giám sát hành trình tàu cá là 26.915 tàu (đạt 87,45%). Trong đó tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên là 2.323 tàu (đạt 88,09%), tàu cá có chiều dài từ 15m đến dưới 24m là 24.592 tàu (đạt 87,39%).

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tỉnh lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tỷ lệ chưa cao như Thanh Hóa (đạt 46,90%),Quảng Trị (đạt 60,55%), Trà Vinh (đạt 65,53%), Quảng Ninh (đạt 65,50), Hà Tĩnh (đạt 65,69%)…

Bên cạnh việc lắp thiết bị giám sát hành trình, các địa phương cũng triển khai cấp giấy phép khai thác cho tàu cá nhưng số lượng còn thấp. Đến nay số lượng tàu cá đã cấp giấy phép khai thác thủy sản theo quy định là 51.613 tàu, đạt 54,55%. Hiện còn 42.959 tàu chưa cấp giấy phép khai thác thủy sản.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống khai thác IUU, sớm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên trước ngày 30-8-2021, đảm bảo kết nối thông suốt; tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình trạng hoạt động của thiết bị trước khi cho tàu cá đi khai thác thủy sản trên biển. Cùng với đó, hoàn thành việc cấp Giấy phép khai thác thủy sản đối với những tàu tham gia khai thác xong trước ngày 30-10-2021.

Đối với các trường hợp không lắp đặt thiết bị VMS, không thực hiện việc Cấp giấy phép khai thác thủy sản phải được lập danh sách, có lý do cụ thể, theo dõi quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm khi không tuân thủ quy định nhưng vẫn đưa tàu cá đi khai thác thủy sản.

Cà Mau: Bắt giữ tàu cá Bình Thuận chở người nhập cảnh trái phép Cà Mau: Bắt giữ tàu cá Bình Thuận chở người nhập cảnh trái phép
Ngày 9-5, thông tin từ lực lượng chức năng tỉnh Cà Mau cho biết đơn vị này đang phối hợp với các đơn vị liên quan làm rõ việc tàu cá tỉnh Bình Thuận chở hai công dân về từ nước ngoài bằng đường biển trái phép.
Cứu nạn kịp thời một thuyền trưởng tàu đánh cá bị nạn trên biển Cứu nạn kịp thời một thuyền trưởng tàu đánh cá bị nạn trên biển
Tình trạng nạn nhân hết sức nguy kịch với đa chấn thương nghiêm trọng, tổn thương vùng mặt, mất nhiều máu, bắt buộc phải sớm tiếp cận y tế để bảo toàn tính mạng và tránh các di chứng nguy hiểm.
Bình Thuận: Không cho xuất bến đối với tàu cá chưa lắp thiết bị giám sát Bình Thuận: Không cho xuất bến đối với tàu cá chưa lắp thiết bị giám sát
Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU tỉnh vừa đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc giám sát hành trình tàu cá qua thiết bị VMS.

Bích Nguyên

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/xu-phat-hon-hon-1500-tau-ca-vi-pham-cac-quy-dinh-khai-thac-thuy-san-144875.html

In bài viết