Tìm kiếm giải pháp hỗ trợ trẻ em giải quyết các mâu thuẫn trong cuộc sống

20:58 | 11/07/2021

Ngày 10/7, tại Hà Nội, Tổ chức World Vision Việt Nam phối hợp cùng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) tổ chức buổi Toạ đàm trực tuyến với chủ đề "Cha mẹ bình dị phi thường: Mâu thuẫn không là Zero -Giải quyết mâu thuẫn là Hero".
Triển khai quyết liệt bằng nhiều giải pháp nhằm phòng, chống mua bán người ở Việt Nam Triển khai quyết liệt bằng nhiều giải pháp nhằm phòng, chống mua bán người ở Việt Nam
Truyền thông, giáo dục, giúp chị em tự tin, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc; song song với đó, lực lượng chức năng tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; xây dựng, hoàn thiện pháp luật; hợp tác quốc tế ... Đó là hàng loạt những biện pháp được thực hiện triệt để, hiệu quả trong công tác phòng, chống mua bán người ở Việt Nam.
Tăng cường phối hợp liên ngành, quyết liệt triển khai các giải pháp chống khai thác IUU Tăng cường phối hợp liên ngành, quyết liệt triển khai các giải pháp chống khai thác IUU
Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 17/CT-TTg về cơ chế phối hợp liên ngành giữa các ban, bộ, ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển trong trao đổi, xử lý thông tin nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ở vùng biển nước ngoài.

Toạ đàm có sự tham gia của các diễn giả: ông Khuất Văn Quý - Phó Vụ trưởng, Vụ Gia đình, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; bà Phan Thị Kim Liên - Quản lý Chương trình Bảo vệ Trẻ em, Tổ chức World Vision Việt Nam; nhà báo, nhà văn Hoàng Anh Tú. Toạ đàm do bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng MSD điều phối.

Tìm kiếm giải pháp hỗ trợ trẻ em giải quyết các mâu thuẫn trong cuộc sống
Các diễn giả tại tọa đàm.

Nằm trong Chiến dịch “It Takes A World - Chấm dứt bạo lực trẻ em trong gia đình và trường học” do Tổ chức World Vision Việt Nam khởi xướng năm 2017, “Người bình dị phi thường” là sáng kiến khích lệ và thúc đẩy việc làm cụ thể của mọi thành phần trong xã hội để góp phần tạo nên môi trường an toàn, tích cực và tràn đầy yêu thương, nơi mọi trẻ em được phát triển một cách toàn diện. Trong năm 2021, World Vision Việt Nam phối hợp cùng Viện MSD thực hiện chuỗi toạ đàm trưc tuyến từ tháng 7 đến tháng 9 để truyền thông bảo vệ trẻ em trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Toạ đàm tập trung chia sẻ các góc nhìn và cách thức để cha mẹ, người chăm sóc hỗ trợ trẻ em đối mặt, hành xử phù hợp và giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn trong cuộc sống. Sự kiện cũng là dịp để cha mẹ nhận thức rõ hơn về vai trò, ảnh hưởng của mình lên cách xử lý mâu thuẫn của con cái, từ đó điều chỉnh lời nói, thái độ và hành động để góp phần vun đắp cho tương lai của trẻ, nơi tình yêu thương, sự hợp tác và tôn trọng lẫn nhau luôn hiện hữu.

Tại tọa đàm, các diễn giả cho rằng để giải quyết mâu thuẫn trong gia đình, rất cần sự lắng nghe của cha mẹ. Bà Phan Thị Kim Liên - Quản lý Chương trình Bảo vệ Trẻ em, Tổ chức World Vision Việt Nam đưa ra gợi ý về cách thức giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình: “Cha mẹ đừng coi những mâu thuẫn của con là số 0, là không đáng gì vì thực tế trẻ em nhạy cảm hơn chúng ta rất nhiều. Việc đầu tiên là chúng ta hãy quan tâm khi con trẻ có vấn đề, phát hiện và hỗ trợ xem vấn đề của con là gì để cùng tìm hiểu và giúp đỡ con. Sau đó, khi đã rõ về vấn đề thì mới xét đến chuyện bố mẹ cùng con xử lý mâu thuẫn hay để con tự xử lý. Cha mẹ hãy xây dựng mối quan hệ thân thiết với con cái bằng những hành động nhỏ như việc nói lời yêu thương, lời xin lỗi, hỏi thăm. Những việc làm như thế tuy rất nhỏ và đơn giản nhưng lại có tác động rất phi thường vì sẽ tạo nên sự thân thiết, niềm tin của con cái với bố mẹ, là động lực lớn với trẻ.”

Bà Liên cũng nhấn mạnh: “Những lúc bố mẹ nóng nảy, hãy khoan xử lý mâu thuẫn mà hãy bình tĩnh lại, chờ thời điểm thích hợp để cùng lắng nghe và giải quyết vấn đề. Chúng ta hãy xem cảm xúc của con như thế nào để tìm cách nói chuyện với con kĩ hơn, sâu hơn. “

Ông Khuất Văn Quý - Phó Vụ trưởng, Vụ Gia đình, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thông tin, để có thể hỗ trợ cha mẹ giáo dục con cái và giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình, Vụ Gia đình đã thực hiện các chương trình như Giáo dục hệ thống Gia đình, trong đó biên tập các bộ tài liệu giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi, Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, thực hiện những nghiên cứu giáo dục trẻ em… Vụ cũng phối hợp với các cơ quan khác để thực hiện các chương trình bảo vệ Trẻ em và làm cha mẹ.

Tìm kiếm giải pháp hỗ trợ trẻ em giải quyết các mâu thuẫn trong cuộc sống
Ông Khuất Văn Quý - Phó Vụ trưởng, Vụ Gia đình, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát biểu tại tọa đàm.

Bên cạnh đó, các diễn giả đã cùng nhau chia sẻ về cách thức cha mẹ hướng dẫn con cái giải quyết những mâu thuẫn mà trẻ có thể gặp ở bên ngoài gia đình như trường lớp, bạn bè, và cả trên mạng Internet. Các diễn giả đều đồng ý rằng cách bố mẹ giải quyết những mâu thuẫn trong gia đình sẽ định hướng cho trẻ cách giải quyết những mâu thuẫn khác.

Sự đồng hành của cha mẹ trở nên cần thiết hơn trong bối cảnh phức tạp của đại dịch COVID-19 khi việc học trực tuyến dần trở nên quen thuộc với trẻ em. Theo một nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF (2020), thế giới hiện có hơn 1.5 tỷ trẻ em và thanh thiếu niên đang chịu ảnh hưởng từ việc trường học bị đóng cửa, trong đó bao gồm việc phải đối diện với nhiều nguy cơ bất đồng và bắt nạt trên mạng.

Các diễn giả sau đó đã cùng tương tác bình luận và chia sẻ các bí kíp, kinh nghiệm với khán giả về cùng con xử lý các tình huống mâu thuẫn khác nhau trong gia đình, với bạn bè và cả trên môi trường mạng.

Khép lại tọa đàm, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD gửi gắm thông điệp: “Hãy làm bạn cùng con ngay khi con còn nhỏ, và ngay khi có thể. Tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ, và sẵn sàng xin lỗi, học hỏi từ con là rất cần thiết để tạo nền tảng yêu thương và sự tin tưởng, kết nối giữa con cái cha mẹ. Những hành xử của cha mẹ và con cái thông qua giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực và hiệu quả sẽ giúp con trưởng thành một cách lành mạnh, phát triển tư duy văn minh, cởi mở và vượt qua các mâu thuẫn, các khó khăn trong cuộc sống.”

Tọa đàm Tọa đàm "Chấm dứt quấy rối để thành phố thêm sức sống mới": nỗ lực tìm giải pháp để phòng chống quấy rối
Ngày 20/6, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Chấm dứt quấy rối để thành phố thêm sức sống mới”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ dự án "Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” do Tổ chức Plan International Việt Nam tài trợ và hưởng ứng Tháng Hành động Vì trẻ em năm 2021.
World Vision Việt Nam triển khai sáng kiến Lớp học vui góp phần giải quyết vấn đề bạo lực trẻ em trong trường học World Vision Việt Nam triển khai sáng kiến Lớp học vui góp phần giải quyết vấn đề bạo lực trẻ em trong trường học
Ngày 19/6, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện trực tuyến “Lớp học vui – Chung tay chấm dứt bạo lực trong trường học” do World Vision Việt Nam tổ chức. Sự kiện quy tụ nhiều góc nhìn bổ ích từ phụ huynh, học sinh cùng các chuyên gia tâm lý và bảo vệ trẻ em về chủ đề nâng cao năng lực thể hiện hành vi tích cực ở trẻ và tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong việc hướng dẫn trẻ giải quyết vấn đề bạo lực.

Thu Hoài

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tim-kiem-giai-phap-ho-tro-tre-em-giai-quyet-cac-mau-thuan-trong-cuoc-song-144561.html

In bài viết