Người nước ngoài ở Việt Nam nói về thành tựu chống Covid-19

Tôi may mắn khi ở Việt Nam trong thời gian có dịch

11:00 | 01/07/2021

Với ông Daniel Dobrev - Cố vấn và Trưởng ban Kinh tế thương mại, Đại sứ quán Bulgaria tại Hà Nội - thì sự đồng lòng nhất trí của người dân với Chính phủ là điểm nổi bật nhất trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19. Tạp chí Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Daniel Dobrev xoay quanh một số vấn đề liên quan đến hoạt động phòng chống Covid-19 ở Việt Nam.
Hội Hữu nghị Hàn - Việt huy động 1 triệu USD từ các doanh nghiệp Hàn Quốc ủng hộ Việt Nam chống dịch COVID-19 Hội Hữu nghị Hàn - Việt huy động 1 triệu USD từ các doanh nghiệp Hàn Quốc ủng hộ Việt Nam chống dịch COVID-19
Sáng 30/6, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc trực tuyến với ông Choi Young Joo, Chủ tịch Hội Hữu nghị Hàn-Việt, đồng thời là Chủ tịch Tập đoàn Panko. Tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội Hữu nghị Hàn-Việt cho biết các doanh nghiệp Hàn Quốc đã quyên góp được 1 triệu USD ủng hộ Việt Nam ứng phó với dịch COVID-19.
Bình an trong sự chăm lo của cộng đồng Bình an trong sự chăm lo của cộng đồng
Chỉ là một sự tình cờ, khi đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu thì những người nước ngoài này đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Không hẹn mà nên, đất nước này đã trở thành nơi họ cùng gia đình cảm thấy an tâm nhất không chỉ vì sự chia sẻ của bạn bè mà còn bởi sự chăm lo của chính quyền dành cho cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh.

-Xin ông cho biết cảm nhận của mình về thành quả xử lý đại dịch Covid-19 của Việt Nam?

Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam đã xử lý tình huống rất tốt, từ trước khi làn sóng Covid-19 xảy ra ở Việt Nam.

Bằng cách kết hợp các biện pháp của chính quyền từ trung ương đến địa phương, từ các đô thị lớn cho đến tận làng, xã nhỏ với ý thức kỷ luật tự giác của người dân đã giúp Việt Nam xử lý tình huống và kiểm soát dịch khá tốt. Sự lây lan chỉ có tại các khu vực nhỏ, chứ không để dịch lan rộng ra cả nước, hoặc lây lan nghiêm trọng tại các đô thị lớn như Hà Nội hay TP.Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, công tác quản lý bệnh viện và hệ thống khám chữa bệnh cũng được cải thiện rất nhiều trong thời gian đầu năm 2020.

-Theo ông, phương pháp phòng chống Covid-19 của Việt Nam có điểm khác biệt nào đáng lưu ý so với các quốc gia khác?

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có cách xử lý khác nhau trước đại dịch. Ở Việt Nam, tuy hệ thống y tế và bệnh viện nói chung chưa được như các nước phát triển, nhưng từ khi có dịch Covid-19, tôi lại thấy tính kỷ luật và hiệu quả quản lý của bệnh viện được tăng lên đáng kể. Vì vậy, Việt Nam là quốc gia không bao giờ hoặc hiếm khi xảy ra ca bệnh nghiêm trọng, cũng như không thấy việc tăng chi phí điều trị.

Tôi may mắn khi ở Việt Nam trong thời gian có dịch
Ông Daniel Dobrev - Cố vấn và Trưởng ban Kinh tế thương mại, Đại sứ quán Bulgaria tại Hà Nội

Tôi đã tận mắt chứng kiến​ sự tận tâm của các bác sĩ, bất kể ngày đêm cũng “chiến đấu” hết sức mình, kể cả khi chỉ có duy nhất một bác sĩ trực nhưng họ vẫn duy trì sự quan tâm đến mọi người.

Và một điều đáng mừng nữa là Chính phủ Việt Nam đã kết hợp sức mạnh, kỹ năng và khả năng của các bệnh viện tư nhân và nhà nước, bệnh viện quân y, bệnh viện chuyên khoa để tạo nên một mặt trận chung chống lại Covid-19. Điều này thật thông minh khi chúng ta đang bị hạn chế về nguồn lực, và Việt Nam đã làm được điều đó ngay cả khi không có bất kỳ sự trợ giúp nào từ nước ngoài.

-Có sự khác biệt nào trong việc phòng chống dịch ở Việt Nam và châu Âu không, thưa ông?

Người châu Âu luôn coi trọng tự do cá nhân, nhưng ở Việt Nam, bạn biết rằng mọi người sẵn sàng chấp thuận giãn cách xã hội và tạm “hy sinh” việc đi lại của mình vì hạnh phúc chung. Và đây là cách làm rất tốt của Chính phủ khi đã khơi dậy tính cộng đồng và đoàn kết người dân Việt Nam.

-Ông nghĩ sao về sự quan tâm và chăm sóc của Chính phủ đối với cộng đồng?

Chính phủ đã duy trì phát triển kinh tế rất tốt trong thời kỳ đại dịch. Mặc dù nhiều doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng nhưng Chính phủ Việt Nam đã cố gắng hỗ trợ họ để có thể nhanh chóng phục hồi và phát triển nền kinh tế.

Tôi ngạc nhiên và cảm thấy rất vui khi nhiều công ty, thậm chí cả các nhà đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Đài Loan hay Hoa Kỳ cũng đã tài trợ một số tiền hoặc thiết bị y tế cho Việt Nam.

Ngoài ra, tôi thấy nhiều người mua thực phẩm và rau quả giải cứu nông sản cho người dân Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương. Điều này rất tốt, nó thể hiện sự chung tay hỗ trợ lẫn nhau trước dịch bệnh hay thảm họa mang tính quốc gia, quốc tế.

-Phòng chống Covid-19 là trách nhiệm của mỗi cá nhân, ông tham gia vào công tác này như thế nào?

Tôi luôn giữ khoảng cách xã hội và không gặp gỡ người khác. Tôi thực hiện công việc bằng hình thức trực tuyến như cách Chính phủ Việt Nam và các cơ quan nước ngoài ở Việt Nam đang áp dụng. Tôi hạn chế các cuộc họp ở TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các thành phố khác ngoài Hà Nội cũng như hoạt động riêng tư của mình vào cuối tuần..v.v..

Tôi thấy may mắn trong thời gian đại dịch thì mình ở Việt Nam, đây là một đất nước rất an toàn và an ninh.

-Ông khuyến nghị hoặc hỗ trợ những người khác phòng, chống dịch như thế nào?

Tôi luôn thúc ép những người mình biết đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, thậm chí khi thấy một số nhà hàng mở cửa trái phép tôi còn báo công an. Nhưng nói cho cùng thì mỗi cá nhân phải luôn có trách nhiệm, ở đây vai trò của ý thức rất quan trọng.

-Nếu nói thật ngắn gọn về điểm nổi bật của của Việt Nam trong cuộc chiến chống lại Covid-19, đó sẽ là gì, thưa ông?

Đó là sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người, sự chung sức của các nhóm xã hội, sự chung sức của các tỉnh và cuối cùng là của Trung ương. Đây là câu trả lời của tôi: Chung tay và đoàn kết từ trên xuống dưới để tạo thành một khối thống nhất chính là cách đáp trả mạnh mẽ đối với Covid-19.

Trân trọng cảm ơn ông!

Thúy Hằng

*Bài viết chuyên đề Thực hiện nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Việt Nam đang kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 Việt Nam đang kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, Hoa Kỳ và Việt Nam luôn phối hợp trên nhiều phương diện trong công tác phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm này. Tạp chí Thời Đại đã có cuộc trao đổi với bà Rachael Chen, Tùy viên báo chí Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam về một số khía cạnh của sự hợp tác cũng như cảm nhận cá nhân về hoạt động ngăn ngừa Covid-19 ở Việt Nam.
Bình an trong sự chăm lo của cộng đồng Bình an trong sự chăm lo của cộng đồng
Chỉ là một sự tình cờ, khi đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu thì những người nước ngoài này đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Không hẹn mà nên, đất nước này đã trở thành nơi họ cùng gia đình cảm thấy an tâm nhất không chỉ vì sự chia sẻ của bạn bè mà còn bởi sự chăm lo của chính quyền dành cho cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh.
Người nước ngoài ở Việt Nam được khai báo tạm trú qua mạng Người nước ngoài ở Việt Nam được khai báo tạm trú qua mạng
TĐO - Đây là một trong những điểm mới của Thông tư số 53 quy định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Thúy Hằng

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/toi-may-man-khi-o-viet-nam-trong-thoi-gian-co-dich-143730.html

In bài viết