G7 kích hoạt 'liên minh' ngăn chặn Trung Quốc chiếm Biển Đông?

22:16 | 17/06/2021

Sau cuộc họp thượng đỉnh của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), các nhà lãnh đạo đã thống nhất ra tuyên bố chung đề cập đến những vấn đề “nóng” của thế giới. Biển Đông là một trong những nội dung quan trọng của tuyên bố này.
Các lãnh đạo G7 bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông Các lãnh đạo G7 bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông
Ngày 13/6, kết thúc cuộc họp thượng đỉnh kéo dài 3 ngày của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), các nhà lãnh đạo đã thống nhất ra tuyên bố chung, trong đó có đề cập vấn đề Biển Đông.
Giàn khai thác lớn nhất thế giới và toan tính của Trung Quốc Giàn khai thác lớn nhất thế giới và toan tính của Trung Quốc
Hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến giàn khai thác “Biển sâu số 1” của Trung Quốc ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Tạp chí Thời đại giới thiệu bài viết của TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ về vấn đề này.

Tuyên bố chung đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, thượng tôn luật lệ:“Chúng tôi vẫn quan ngại sâu sắc về tình hình ở biển Hoa Đông và Biển Đông, đồng thời kiên quyết phản đối bất cứ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng”.

Chung tôi xin cung cấp thêm một số thông tin để làm rõ ý nghĩa và giá trị của nội dung tuyên bố này.

Biển Đông là địa bàn để triển khai chiến lược chấn hưng sức mạnh của Trung Quốc

Theo truyền thống và do điều kiện Địa lý - Chính trị, Biển Đông là hướng phát triển trên biển đầu tiên của Trung Quốc. Bởi vì, dù là một nước lớn, nhưng phía Đông thì bị cản trở bởi Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí cả Đài Loan-những đồng minh hoặc nằm dưới ô bảo hộ của Mỹ. Vì vậy, Trung Quốc chỉ có thể tiến ra biển bằng Biển Đông.

G7 kích hoạt 'liên minh' ngăn chặn Trung Quốc chiếm Biển Đông?
Tàu Trung Quốc liên tục tỏ thái độ hung hăng với tài của các nước trong khu vực

Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 39 tuyến hàng hải chính thông thương với thế giới thì có đến 29 tuyến đi qua Biển Đông, với lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua chiếm khoảng 60%.

Biển Đông là một trong những khu vực biển mà Trung Quốc nhằm vào để triển khai chiến lược phát triển bền vững sự nghiệp biển bằng quá trình chấn hưng sức mạnh biển của họ. Vì vậy, xâm chiếm Biển Đông, biến Biển Đông thành “ao nhà” theo đường biên giới biển hình lưỡi bò; khẳng định, tranh giành chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, tiến tới chiếm đóng hoàn toàn quần đảo Trương Sa bằng vũ lực là chủ trương chiến lược nhất quán, kiên định và không thể thay đổi của Trung Quốc.

Quan hệ Mỹ- Trung và những bước tiến của Trung quốc xâm chiếm Biển Đông

Trong lịch sử, để triển khai các bước xâm chiếm Biển Đông, Trung Quốc luôn luôn tính đến sự phát triển của quan hệ Mỹ – Trung.

Năm 1972, Trung Quốc và Mỹ đã ký Thông cáo chung Thượng Hải nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nixon với việc Mỹ thỏa thuận “làm ngơ” để Trung Quốc xuất quân đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa năm 1974, lúc đó do quân đội Việt Nam Cộng hòa, đồng minh “tay chân” của Mỹ, đang đóng giữ.

G7 kích hoạt 'liên minh' ngăn chặn Trung Quốc chiếm Biển Đông?

Một tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát tàu hải quân Indonesia đang tuần tra gần quần đảo Natuna

Năm 2012, Philippines đã phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc đã dụng lực lượng quân sự để xâm chiếm bãi Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Trước sự phản kháng của Philippines, Trung Quốc phải nhờ đến vai trò "trọng tài" của Mỹ, kêu gọi Washington gây sức ép buộc Manila phải rút lui, trong khi Manila hy vọng Washington có thể can thiệp quân sự theo Hiệp ước Phòng thủ chung mà hai bên đã ký kết từ năm 1951.

Tháng 6/2012, tổng thống Philippines Benigno Aquino III có chuyến thăm Washington nhằm gửi tín hiệu về sự thống nhất trong liên minh Mỹ - Philippines, song vì lợi ích của mình, Mỹ vẫn giữ sự "mơ hồ chiến lược" về ý nghĩa của Hiệp ước khi một cuộc xung đột bùng nổ ở Biển Đông. Cuối cùng Trung Quốc đã chiếm được khu vực bãi cạn này bởi thái độ “mơ hồ chiến lược” của Mỹ.

Dưới thời Tổng thống Donal Trump, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc được cho là rất căng thẳng ở trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến chính trị, an ninh quốc phòng… xuất phát chính sách “cứng rắn” của vị Tổng thống “doanh nhân” mang triết lý thực dụng “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, được đa số người Mỹ tung hô, tán thưởng. Vì vậy, dư luận cho rằng Trung Quốc hết đường “bành trướng”, dù ở biển Hoa Đông, Biển Đông hay ở bất kỳ đâu trên thế giới này. Tuy nhiên, kết quả dường như trái ngược, Trung Quốc không những không bị yếu đi mà trái lại, đã biết cách “tương kế, tựu kế” để phát triển, gây ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn cầu. Tình trạng này khiến cho Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden phải chủ động tìm cách “kích hoạt” liên minh trong khối G7và NATO để đối phó.

Một phần của cuộc cạnh tranh với Trung Quốc sẽ bao gồm sáng kiến “Tái xây dựng thế giới tốt hơn”. Sáng kiến sẽ bao gồm việc gây quỹ hàng trăm tỉ USD cho việc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở những quốc gia có nhu cầu trước năm 2035. Sáng kiến mới được thiết kế nhằm cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc và nhằm chống lại “nạn lao động ép buộc” ở Trung Quốc.

Kết quả là sau 4 năm bất động, Hội nghị G7 đã ra được một tuyên bố chung, với chữ ký của tất cả các nhà lãnh đạo tham dự. Tổng thống Joe Biden phát biểu tại cuộc họp báo ngày Chủ nhật, sau khi hội nghị kết thúc: “Nói tóm lại, tôi rất hài lòng với kết quả của toàn bộ hội nghị”, “Tôi nghĩ chúng tôi đã đạt được một số bước tiến trong việc lập lại uy tín của nước Mỹ với những người bạn thân thiết nhất của chúng tôi, cũng như lập lại được những giá trị của nước Mỹ”.

Điều này càng được thể hiện rõ bởi kết quả của Hội nghị thượng đỉnh các thành viên NATO với sự tham dự trực tiếp của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Đây là lần đầu tiên ông Biden tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO gồm 30 thành viên với tư cách Tổng thống Mỹ, sau 4 năm dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump, người đã xem liên minh quân sự này là "lỗi thời".

Trong tuyên bố chung dài 41 trang, tập trung chủ yếu vào một số nội dung chính như Nga, Trung Quốc, tình hình Afghanistan, đoàn kết nội khối... lãnh đạo các nước thành viên NATO đã nhất trí tăng cường khả năng phòng thủ tập thể "chống lại tất cả mối đe dọa, từ mọi hướng". Lần đầu tiên trong lịch sử NATO, các nước thành viên cho rằng, "những tham vọng" và hành vi ngày càng thách thức của Bắc Kinh, trong đó có chiến tranh mạng và chế tạo đầu đạn hạt nhân, đặt ra "những thách thức mang tính hệ thống đối với trật tự quốc tế dựa trên quy định và các lĩnh vực liên quan đến an ninh của liên minh". Tuyên bố chung sau hội nghị của NATO đề cập tới Trung Quốc 10 lần, trong khi văn kiện sau hội nghị gần đây nhất của khối vào năm 2019 chỉ nhắc đến một lần.

G7 kích hoạt 'liên minh' ngăn chặn Trung Quốc chiếm Biển Đông?

Lãnh đạo các nước thành viên NATO gặp nhau trong Hội nghị thượng đỉnh của liên minh với nỗ lực xây dựng lại sự đoàn kết nội khối. (Nguồn: Wikipedia)

Trung Quốc chắc chắn có lý do để lo lắng, khi động thái của NATO có thể được coi là một nỗ lực khác do Mỹ dẫn đầu nhằm bao vây và kiềm chế Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để chống lại bằng cách khai thác những bất đồng về lợi ích chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng của các nước trong quan hệ với Trung Quốc. Vivian Zhan, phó giáo sư chính trị Trung Quốc tại Đại học Trung văn Hong Kong, nhận định. "Trung Quốc sẽ có động lực tăng cường quan hệ với các đồng minh của Mỹ, như thông qua những hành động thương mại, đầu tư và ngoại giao, nhằm làm suy yếu liên minh của Washington, hoặc khiến họ phải đầu tư hơn để duy trì nó".

Vai trò của các nước trong khu vực và ngoài khu vực Biển Đông.

Kết quả của 2 Hội nghị nói trên, thêm một lần nữa, khẳng định sự chuẩn xác của nhiều ý kiến phân tich và dự báo tình hình Biển Đông dưới thời Joe Biden: cuộc cạnh tranh địa-chính trị, địa-kinh tế, địa-chiến lược giữa Mỹ và Đồng minh và Trung Quốc vẫn sẽ là nhân tố có tác động đến tình hình Biển Đông theo hướng có lợi cho cuộc đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các nước ở xung quanh Biển Đông so với thời gian trước đây.

Tuy nhiên, điều kiện thuận lợi này có được phát huy hay không còn phụ thuộc vào chiến lược, sách lược của các nước liên quan trong khu vực và quốc tế trước những diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông. Trung Quốc đánh giá rằng ASEAN, trong đó có Việt Nam, là rào cản chủ yếu đối với chiến lược biển đầy tham vọng của Trung Quốc trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng cho rằng ASEAN cũng là nhân tố dễ bị chia rẽ và có xu hướng hướng nội. Để làm suy yếu ASEAN, một mặt, họ tìm cách cô lập và chia rẽ các nước trong khu vực và quốc tế có liên quan đến Biển Đông, bằng sách lược cổ truyền “chia để trị”, kiên quyết phản đối phương thức đàm phán đa phương mà họ cho rằng đó là âm mưu “quốc tế hóa” tranh chấp Biển Đông rất “nguy hiểm” cho hòa bình và ổn định của khu vực. Họ khăng khăng rằng Trung Quốc chỉ đàm phán song phương với từng nước hiện đang tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, không chấp nhận một cơ chế giải quyết tranh chấp nào hiện đang được cộng đông quốc tế thừa nhận và sử dụng một cách phổ biến, mặt khác, họ thường xuyên hàng năm đưa ra các lệnh, quyết định hành chính nhằm hạn chế hoặc cấm hoạt động dân sự, quân sự của người và phương tiện trong một số khu vực Biển Đông nhằm thử nghiệm quyền lực của mình; thách thức vai trò của Mỹ và đe dọa lôi kéo các nước trong khu vực Biển Đông.

G7 kích hoạt 'liên minh' ngăn chặn Trung Quốc chiếm Biển Đông?

Lãnh đạo các quốc gia tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản hồi tháng 5 (Ảnh: Reuters)

Bài học mà các nước nhỏ yếu phải biết rút ra là không để những quyền và lợi ích chính đáng của mình trở thành những “món quà hậu hĩnh” cho các cường quốc tiến hành đổi chác, mua bán với nhau vì lợi ích của họ, càng không nên trở thành những “tên lính xung kích” trong cuộc đối đầu chiến lược giữa các nước lớn, nhất là cuộc đối đầu chiến lược Mỹ -Trung.

Vì vậy, lúc này hơn lúc nào hết, Việt Nam vẫn phải quán triệt phương châm chiến lược của Đảng và Nhà nước trong quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ với các siêu cường: “Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”.

Về tình hình Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng và phức tạp đang diễn ra, Việt Nam vẫn nên thực hiện phương châm 4 chữ: “kiên quyết, kiên trì”; nghĩa là “kiên quyết” đấu tranh không khoan nhượng trước mọi hành vi vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trong khu vực Biển Đông. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch. Tuy nhiên, về mặt sách lược Việt Nam nên linh hoạt, mềm mỏng, phải “kiên trì” áp dụng nhiều phương án đấu tranh thích hợp, không mắc mưu, không để cho đối phương kiếm cớ gây ra xung đột, chiến tranh. Vì mục tiêu của Việt Nam không phải chỉ có trách nhiệm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong Biển Đông mà còn có nghĩa vụ góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và thế giới, nhất là trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

Nhật tố cáo hành vi của Trung Quốc, đề cao liên minh với các đối tác thuộc Nhật tố cáo hành vi của Trung Quốc, đề cao liên minh với các đối tác thuộc "Bộ Tứ"
Nhật Bản tố cáo việc Trung Quốc thiếu minh bạch trong tăng cường sức mạnh quân sự, cũng như gia tăng các hoạt động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng trên các vùng biển châu Á.
Tàu hải cảnh Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vùng biển Nhật Bản Tàu hải cảnh Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vùng biển Nhật Bản
4 tàu hải cảnh của Trung Quốc vừa xâm phạm vùng biển xung quanh quần đảo đang tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư trong khoảng 90 phút.

TS Trần Công Trục

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/g7-ki-ch-hoa-t-lien-minh-ngan-cha-n-trung-quo-c-chie-m-bie-n-dong-142481.html

In bài viết