Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục duy trì nguyên tắc "ưu tiên phụ nữ hưởng lợi"

08:47 | 18/06/2021

Ngày 15/6, tại Trụ sở các Cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội tổ chức tọa đàm "Lồng ghép vấn đề giới trong Đề xuất đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025".
Giải quyết khó khăn, tái hòa nhập bền vững cho phụ nữ di cư hồi hương Giải quyết khó khăn, tái hòa nhập bền vững cho phụ nữ di cư hồi hương
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tổ chức hội thảo "Vận động chính sách và chia sẻ kết quả nghiên cứu về phụ nữ di cư hồi hương". Hoạt động này nằm trong Dự án "Tăng cường năng lực cho các cơ quan Việt Nam nhằm hỗ trợ tái hòa nhập bền vững cho Phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ" do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ.
Thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ ưu tiên hàng đầu của hợp tác ASEAN năm 2020 Thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ ưu tiên hàng đầu của hợp tác ASEAN năm 2020
Ngày 24/11, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Na Uy đã đồng chủ trì tổ chức Hội thảo ASEAN về “Tăng cường Vai trò của Phụ nữ ASEAN đối với Hòa bình và An ninh Bền vững".

Theo molisa.gov.vn, báo cáo tóm tắt đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Tô Đức cho biết, Chính phủ đã ban hành khá đồng bộ, toàn diện, ưu tiên các đối tượng yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn; từng bước giảm dần chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện.

Cũng theo Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, mục tiêu tổng quát của đề xuất đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo;

Song song, hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu bền vững, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống và các địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn.

Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục duy trì nguyên tắc
Toàn cảnh toạ đàm. Ảnh: Quochoi.vn

Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao và thị trường lao động đồng bộ, hiện đại nhằm tạo việc làm đầy đủ, việc làm tốt cho tất cả mọi người; phát triển hệ thống trợ giúp xã hội chuyên nghiệp, giảm bất bình đẳng xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững. Theo đó, Chương trình gồm 4 Dự án và 11 Tiểu Dự án.

Về lồng ghép giới, ông Tô Đức nhấn mạnh, trong thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 đã bảo đảm nguyên tắc "ưu tiên phụ nữ hưởng lợi".

Cụ thể, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 có xác định đối tượng hưởng lợi ưu tiên là phụ nữ. Đặc biệt, cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình luôn bảo đảm có sự tham gia của phụ nữ.

Kế thừa kết quả đạt được, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025 chú trọng nội dung lồng ghép bình đẳng giới, tiếp tục duy trì nguyên tắc "ưu tiên phụ nữ hưởng lợi"; thiết kế chương trình, phụ nữ thuộc hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là đối tượng ưu tiên hưởng lợi.

Ngoài ra, cần phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam để triển khai các dự án giao cho phụ nữ thực hiện về phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Tại cuộc họp, một số đại biểu cũng nhận định, đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng những vấn đề về bình đẳng giới trong đời sống kinh tế - xã hội. Phụ nữ phải đối mặt với những thách thức lớn như: Nghèo đói và bất an kinh tế, mất việc làm, giảm thu nhập, mất an ninh về lương thực và di cư.

Đại dịch cũng đã làm gián đoạn việc làm trong nhiều thành phần kinh tế có đông lao động nữ, trong khu vực phi chính thức, làm nông nghiệp, bán hàng rong...

Phụ nữ cũng hạn chế trong cách tiếp cận đến các dịch vụ bảo trợ xã hội, trợ cấp thất nghiệp hoặc hỗ trợ tài chính của Nhà nước. Do đó cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề lồng ghép giới trong các chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội trong thời gian tới.

Kết luận nội dung tọa đàm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Nguyệt trân trọng cảm ơn những ý kiến quý báu, tâm huyết của các đại biểu tham dự và các chuyên gia. Nhấn mạnh Việt Nam cũng đã có những thành tựu đáng ghi nhận trong việc giảm bất bình đẳng trong xã hội, bao gồm bình đẳng giới và giảm khoảng cách về thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Nguyệt tin tưởng Đảng và Nhà nước ta tiếp tục có nhiều chính sách, chương trình hướng tới nhóm đối tượng để đảm bảo bình đẳng giới; việc thực hiện các chính sách, pháp luật về các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững sẽ đạt được những kết quả thiết thực nhất.

Thủ tướng truyền thông điệp về chương trình 1 tỷ cây xanh Thủ tướng truyền thông điệp về chương trình 1 tỷ cây xanh
Thủ tướng đề nghị chính thức chọn thông điệp cho chương trình trồng 1 tỷ cây xanh là “Vì một Việt Nam xanh”.
Lạng Sơn: 5860 hộ thoát nghèo nhờ thực hiện Lạng Sơn: 5860 hộ thoát nghèo nhờ thực hiện "giảm nghèo" thông tin
"Truyền thông và giảm nghèo về thông tin" là một trong 5 nội dung/dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016.

Kim Hảo

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chuong-trinh-giam-ngheo-giai-doan-2021-2025-tiep-tuc-duy-tri-nguyen-tac-uu-tien-phu-nu-huong-loi-142440.html

In bài viết