Mưu đồ của Trung Quốc khi điều 300 tàu ở Biển Đông

15:53 | 24/05/2021

Những ngày qua, Trung Quốc đang khiến dư luận quốc tế "dậy sóng" khi điều hàng loạt tàu đến gần một bãi đá ngầm trên biển Đông, được gọi là đá Ba Đầu, rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, thuộc quyền quản lý và chủ quyền của Việt Nam.
Mỹ, Nhật Bản “cực lực phản đối Mỹ, Nhật Bản “cực lực phản đối" ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông
Trung Quốc tăng cường sức mạnh đổ bộ tấn công ở Biển Đông Trung Quốc tăng cường sức mạnh đổ bộ tấn công ở Biển Đông
Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông

Lực lượng tuần tra thuộc nhóm chuyên trách Biển Đông của Philippines cho biết tính tới ngày 9/5, 287 tàu "dân quân biển" Trung Quốc phân tán tại các thực thể ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, trong đó các cụm tàu lớn hơn xuất hiện tại các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở khu vực này. Số lượng này đã tăng lên đáng kể so với khoảng 200 tàu cách đây hai tháng.

Trao đổi với VnExpress, Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Mỹ, nói rằng diễn biến này phù hợp với những gì chúng ta đã thấy về cách Trung Quốc triển khai lực lượng dân quân trong vài năm qua. "Luôn có khoảng 250 - 300 tàu dân quân hoạt động trong khu vực. Họ di chuyển xung quanh, ra vào các tiền đồn Trung Quốc xây dựng tại đá Vành Khăn và đá Subi, nhưng con số tổng thể vẫn tương tự kể từ cuối năm 2018", ông nói.

Đội tàu cá Trung Quốc neo đậu tại bãi Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 3. Ảnh: AP.
Đội tàu cá Trung Quốc neo đậu tại bãi Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 3. Ảnh: AP.

Trước đó, hơn 200 tàu Trung Quốc từ ngày 7/3 neo đậu tại bãi Ba Đầu. Bắc Kinh phủ nhận đây là các tàu dân quân biển và nói chúng chỉ là "tàu cá" neo đậu tránh thời tiết xấu. Sau khi nhiều nước lên tiếng bày tỏ lo ngại tình hình căng thẳng mới ở khu vực và phản đối động thái mang tính đe dọa của đội tàu Trung Quốc, phần lớn đội tàu này đã rời khỏi bãi Ba Đầu, tỏa ra các thực thể khác ở quần đảo Trường Sa, nhưng vẫn duy trì vài tàu neo đậu tại đây.

"Đây là một chiến dịch gây áp lực với giới chức Philippines và Việt Nam bằng lợi thế số lượng khổng lồ của Trung Quốc, họ muốn dần ép các tàu Đông Nam Á ra khỏi vùng biển này", Poling nhận xét thêm.

Giáo sư Jay L. Batongbacal tại Trường Luật thuộc Đại học Philippines, đồng thời là Giám đốc Viện Các vấn đề Hàng hải và Luật Biển của trường, đánh giá Bắc Kinh đã thể hiện rằng họ duy trì sự hiện diện của các tàu như một cách thay thế cho việc chiếm đóng thực tế các thực thể mà họ nêu yêu sách chủ quyền. "Đây là cách để họ 'lách' cam kết trong Tuyên bố ứng xử năm 2002 về việc không chiếm thêm bất kỳ thực thể địa lý nào ở Biển Đông", Batongbacal nói thêm.

Batongbacal chỉ ra rằng Trung Quốc từng làm được điều này với bãi cạn Scarborough và bãi cạn James, bằng cách cho tuần duyên đóng quân liên tục tại những địa điểm đó, không chịu rời đi, canh gác khi ngư dân của họ đánh bắt cá và ngăn tàu của các quốc gia khác đến gần.

Năm 2012 xảy ra sự kiện Trung Quốc đã sử dụng "chiến thuật vùng xám" mà tướng Trương Triệu Trung của Trung Quốc hay khoe khoang là "chiến thuật cải bắp" để giành quyền kiểm soát trên thực tế Bãi cạn Scarborough từ tay của quân đội Philippines. "Chiến thuật cải bắp" sử dụng nhiều lớp tàu khác nhau: lớp đầu tiên, cho tàu cá xâm nhập (thực chất là tàu dân quân biển giả dạng tàu cá); vòng thứ 2, tàu hải giám, hải cảnh tuần tra, giám sát, hộ tống; vòng thứ 3, sử dụng tàu hải quân đe dọa. Bằng cách này, các tàu của Philippines vốn ít về số lượng và không đủ uy lực nên sẽ không thể vượt qua các lớp tàu để tiếp cận Scarborough. Tướng Trương Triệu Trung còn khẳng định chiến lược này có thể được áp dụng ở các nơi khác mà không cần phải sử dụng đến chiến tranh, thay vào đó chỉ cần "thời điểm thích hợp". "Đối với những hòn đảo nhỏ, chỉ có vài binh lính của các nước đóng quân trên đó, không có thức ăn, thậm chí là nước uống. Nếu chúng ta thực hiện "chiến lược cải bắp", họ sẽ không thể gửi được thực phẩm và nước uống lên các đảo. Nếu không được cung cấp thực phẩm trong 1 đến 2 tuần, các binh sĩ sẽ tự rời khỏi đảo. Một khi rời đi, họ sẽ không bao giờ có thể trở lại" - ông Trương bày kế.

Vì vậy, với việc đưa số lượng lớn tàu cá đến đá Ba Đầu thuộc chủ quyền của Việt Nam, rất có khả năng Trung Quốc sẽ áp dụng "chiến thuật bắp cải" để giành quyền kiểm soát khu vực này.

Biển Đông: Trung Quốc triển khai hoạt động quân sự, Mỹ điều động lực lượng hùng hậu ứng phó Biển Đông: Trung Quốc triển khai hoạt động quân sự, Mỹ điều động lực lượng hùng hậu ứng phó
Tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng hơn khi Trung Quốc và Mỹ liên tục triển khai một loạt các hoạt động quân sự trong thời gian gần đây. Hiện đang có rất nhiều tàu chiến và chiến đấu cơ tập trung ở vùng biển này trong bối cảnh căng thẳng.
Nhóm tàu tác chiến của Trung Quốc lại vào Biển Đông Nhóm tàu tác chiến của Trung Quốc lại vào Biển Đông
Truyền thông Hồng Kông vừa đưa tin nhóm tàu tác chiến của Trung Quốc tiếp tục vào Biển Đông ngày hôm nay, 10/4.
Vấn đề Biển Đông: Chuyên gia quốc tế khẳng định Trung Quốc đang 'dàn đội hình' tại Đá Ba Đầu Vấn đề Biển Đông: Chuyên gia quốc tế khẳng định Trung Quốc đang 'dàn đội hình' tại Đá Ba Đầu
Theo chuyên gia người Philippines Jay Batongbacal, việc Trung Quốc cho tàu thuyền neo đậu tại Đá Ba Đầu tương tự như chiến thuật mà nước này đã áp dụng với Đá Vành Khăn vào những năm 1990.

Quỳnh Anh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/muu-do-cua-trung-quoc-khi-dieu-300-tau-o-bien-dong-140017.html

In bài viết