Mỹ tăng cường các chuyến bay do thám trên Biển Đông

06:00 | 02/05/2021

Theo dữ liệu tổng hợp của tổ chức Sáng kiến Thăm dò Biển Đông (SCSPI), trong 4 tháng đầu năm 2021 Mỹ đã thực hiện số nhiệm vụ do thám tăng 40% so với cùng kỳ năm 2020.
Trung Quốc chỉ trích Mỹ tăng cường hoạt động do thám tại khu vực Bắc Kinh có yêu sách chủ quyền Trung Quốc chỉ trích Mỹ tăng cường hoạt động do thám tại khu vực Bắc Kinh có yêu sách chủ quyền
Tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông Tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông
Mỹ lên án Trung Quốc đang hành động ngang ngược trên Biển Đông Mỹ lên án Trung Quốc đang hành động ngang ngược trên Biển Đông

Số lượng chuyến bay do thám mà Mỹ thực hiện ở Biển Đông đã tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2021. Trong đó, riêng tháng 4, Mỹ đã thực hiện 65 chuyến bay do thám trên Biển Đông.

Trong 65 hoạt động vào tháng 4, máy bay tuần thám P-8A Poseidon đã đảm nhận 43 nhiệm vụ, trong khi máy bay tương tự khác là E-8C Orion thực hiện 5 chuyến bay. Cả hai máy bay đều có thể theo dõi hoạt động tàu nổi, cũng như tìm kiếm tàu ngầm bằng cách sử dụng thiết bị phát hiện bất thường.

Máy bay do thám P-8A Poseidon (Nguồn: Wikipedia).
Máy bay do thám P-8A Poseidon (Nguồn: Wikipedia).

Ngoài ra, một số máy bay khác của Mỹ hoạt động trong khu vực thời gian này bao gồm máy bay không người lái MQ-4C Triton, máy bay do thám U-2 Dragon Lady, hay máy bay thu thập tình báo điện tử P-3E Aries II.

SCSPI chưa công bố dữ liệu chuyến bay của Mỹ vào tháng 3, nhưng nhóm nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh trước đó cho biết ghi nhận 75 chuyến bay do thám của Mỹ trong tháng 2.

Ngoài ra, theo SCSPI, kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức, Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2021 đã thực hiện số nhiệm vụ do thám tăng 40% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo bản báo cáo trên, Mỹ đã đưa 5 loại máy bay trinh sát tới Biển Đông trong thời gian qua, phản ánh mối quan tâm của Mỹ tới mọi hoạt động trong khu vực từ tuần tra hàng hải đến tình báo tín hiệu.

Động thái của Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang nóng lên ở Biển Đông, khu vực mà Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền phi pháp với phần lớn diện tích thông qua cái gọi là "đường chín đoạn" - thuật ngữ không được cộng đồng quốc tế công nhận. Hồi giữa tháng, cả Mỹ và Trung Quốc đều đưa các nhóm tác chiến tàu sân bay tới Biển Đông, động thái được xem là phát đi thông điệp cứng rắn.

Ở một diễn biến khác, ngày 29/4, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết: "Mỹ thường xuyên điều tàu và máy bay thực hiện các hoạt động ở các vùng biển và không phận xung quanh Trung Quốc, làm leo thang quân sự hóa khu vực và đe dọa hòa bình, ổn định khu vực".

Tuy nhiên, Mỹ khẳng định các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp và tuyên bố sẽ có động thái giúp bảo vệ quyền lợi của các quốc gia khác trong khu vực theo luật lệ quốc tế.

Trung Quốc chỉ trích Mỹ tăng cường hoạt động do thám tại khu vực Bắc Kinh có yêu sách chủ quyền Trung Quốc chỉ trích Mỹ tăng cường hoạt động do thám tại khu vực Bắc Kinh có yêu sách chủ quyền
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, tần suất tàu chiến và máy bay trinh sát Mỹ được điều tới Biển Đông đã gia tăng kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức.
Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 29-4 khẳng định lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ban hành mới đây đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và vi phạm luật pháp quốc tế.
Anh cử nhóm tàu tác chiến cùng hàng ngàn thủy thủ tới Biển Đông Anh cử nhóm tàu tác chiến cùng hàng ngàn thủy thủ tới Biển Đông
Trong thông cáo ngày 27-4 đăng trên trang web của Chính phủ Anh, Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố sẽ đưa nhóm tàu tác chiến sân bay HMS Queen Elizabeth gồm 8 tiêm kích, đi cùng 6 tàu chiến, một tàu ngầm và 14 trực thăng tới Biển Đông.

Tuấn Quỳnh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/my-tang-cuong-cac-chuyen-bay-do-tham-tren-bien-dong-137866.html

In bài viết