Mỹ lên kế hoạch cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine

11:32 | 30/04/2021

Các vũ khí này bao gồm tên lửa chống hạm, hệ thống phòng không và thậm chí bổ sung thêm nhiều hệ thống Javelin. Kế hoạch này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục gia tăng.
Pháp công bố kế hoạch củng cố các điều khoản luật chống khủng bố Pháp công bố kế hoạch củng cố các điều khoản luật chống khủng bố
Mỹ hứa cung cấp vũ khí tối tân cho Ukraine Mỹ hứa cung cấp vũ khí tối tân cho Ukraine

Vào tuần trước, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật Đối tác An với Ukraine, theo đó tăng viện trợ quân sự cho Kiev lên 300 triệu USD. Lầu Năm Góc sẽ cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không, tên lửa chống hạm và chống tăng, các hệ thống tên lửa tấn công tác chiến - chiến thuật.

Mỹ lên kế hoạch cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine
Mỹ lên kế hoạch cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.

Tuy nhiên, nếu cung cấp vũ khí cho Ukraine, người Mỹ hoặc NATO sẽ phải giúp các binh sĩ Ukraine thực hành sử dụng các loại vũ khí này. Điều này có nghĩa là quân đội của liên minh NATO sẽ tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang của Ukraine, mặc dù với lực lượng rất nhỏ.

Các chuyên gia dự đoán Mỹ sẽ tăng cường sức mạnh phòng không Ukraine bằng hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Trước đó, phía Ukraine cũng đã yêu cầu Hoa Kỳ nhanh chóng triển khai hệ thống này ở Ukraine. Ukraine hy vọng, điều này sẽ đẩy nhanh các quá trình gia nhập NATO của Ukraine.

Riêng với tên lửa chống hạm, Mỹ có thể sẽ chuyển một lô tên lửa chống hạm Harpoon cho Ukraine. Để tiêu diệt các mục tiêu nằm sâu trong tuyến phòng thủ của đối phương, lực lượng mặt đất Ukraine có thể được trang bị tổ hợp tác chiến - chiến thuật HIMARS của Mỹ với tầm bắn khoảng 270 km.

Ngoài ra, lực lượng vũ trang Ukraine cũng sẽ tiếp tục nhận được các hệ thống chống tăng Javelin thế hệ thứ ba.

Mỹ tích cực cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Ukraine ngay từ đầu cuộc nội chiến ở Donbass xảy ra. Từ năm 2014 đến nay, họ đã cung cấp cho Ukraine các trạm radar, xe bọc thép HMMWV, xe chiến đấu Hummers, thiết bị nhìn đêm, UAV hạng nhẹ RQ-11B Raven, tổ hợp tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin…

Ngoài vũ khí, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cũng đã yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken hỗ trợ cung cấp chiến tranh điện tử hiện đại. Theo ông, các lực lượng vũ trang Ukraine cần phải các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại của Nga.

Thậm chí, bằng cách nào đó các hệ thống tác chiến điện tử của phương Tây và Mỹ đã đến Ukraine và được nước này sử dụng ở Donbass.

Trước đó, Ukraine đã mua 210 tên lửa chống tăng Javelin và 37 ống phóng của Mỹ năm 2018 với giá khoảng 47 triệu USD. Cuối năm 2019, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã phê duyệt bán lô thứ 2 với 150 tên lửa và 10 ống phóng cho Ukraine.

Đi kèm với các hợp đồng này là các điều kiện hạn chế sử dụng, trong đó có điều khoản các tên lửa Javelin phải được cất giữ ở miền Tây Ukraine, cách xa các khu vực xảy ra xung đột.

Pháp công bố kế hoạch củng cố các điều khoản luật chống khủng bố Pháp công bố kế hoạch củng cố các điều khoản luật chống khủng bố
Dự thảo luật mới đã được đệ trình lên Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chính phủ Pháp trong cuộc họp Nội các ngày 28/4.
Mỹ hứa cung cấp vũ khí tối tân cho Ukraine Mỹ hứa cung cấp vũ khí tối tân cho Ukraine
Chính quyền Tổng thống Biden tiếp tục cam kết họ sẽ đứng về phía Ukraine và cung cấp vũ khí tối tân trong trường hợp xảy ra xung đột trực tiếp với Nga.
Nga nâng cấp Nga nâng cấp "sát thủ biển cả" có sức sát thương khủng khiếp
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Liner của Nga được phương Tây đánh giá là có khả năng hủy diệt không vũ khí nào sánh kịp.

Thanh Thư

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/my-len-ke-hoach-cung-cap-vu-khi-sat-thuong-cho-ukraine-137695.html

In bài viết